Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bác Hồ - Người khai sinh nền thể dục thể thao Việt Nam
Ngày cập nhật 03/04/2019

Bác Hồ đã đi xa, để lại muôn vàn tình thương nhớ với chúng ta. Tư tưởng Hồ chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của dân tộc Việt Nam nói chung và ngành thể dục thể thao (TDTT) nói riêng. Bác đã nhìn xa, trông rộng về sự nghiệp phát triển nhân cách, thể lực cho nhân dân, đặc bệt là thanh thiếu niên, lực lượng vũ trang... Khi còn sống, Bác Hồ đã tập luyện hằng ngày bằng nhiều phương pháp khác nhau, tự điều chỉnh khối lượng và cường độ tập luyện cho phù hợp với tình hình sức khỏe, thời tiết, địa hình nơi Bác ở và làm việc, động viên mọi người xung quanh cùng tập luyện. Bác dạy: “Phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta. Chúng ta cần hết lòng chăm sóc sức khỏe và sử dụng hợp lý sức lao động của nhân dân ta”.

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Chính phủ CM được thành lập do Bác Hồ làm Chủ tịch. Chỉ nửa năm sau đó, Bác Hồ đã khai sinh nền TDTT mới vì dân, vì nước mà Người từng đề xướng năm 1941: “Khuyến khích và giúp đỡ nền thể dục quốc dân làm cho nòi giống càng thêm mạnh”. Từ đó cho đến cuối đời, Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp xây dựng và phát triển nền TDTT nước nhà.

Tháng giêng năm 1946, Bác Hồ cho thành lập ngành TDTT, chuẩn bị cho sự hình thành, xây dựng và phát triển nền TDTT Việt Nam. Trong sắc lệnh thành lập Nha TD TW thuộc Bộ Thanh niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh Ký, có ghi rằng: “Xét về vấn đề TD rất cần thiết để tăng bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam”. Sắc lệnh chỉ rõ Nha TD TW có: “Nhiệm vụ liên lạc mật thiết với Bộ Y tế và Bộ Giáo dục để nghiên cứu phương pháp và thực hành TD trong toàn quốc”. Đó là một văn kiện lịch sử về TDTT rất quý giá. Nó không những nói lên sự ra đời của ngành TDTT CM mà còn thể hiện sự quan tâm to lớncuar Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của Đảng và dân tộc ta đối với TDTT. Nha TDTT TW hồi đó có những cố gắng đáng kể như mở được nhiều lớp bồi dưỡng hướng dẫn viên  rèn luyện thân thể cho tự vệ và thanh niên, đặc biệt là lớp đào tạo cấp tốc Cán bộ TDTT, tổ chức xây dựng phong trào rèn luyện thân thể trong nhân dân...

Ngày 26/3/1946, Bác Hồ đã đến đến châm ngọn lửa truyền thống  tại ngày hội “Thanh niên vận động” ở thủ đô Hà Nội, phát động phong trào toàn dân khỏe vì nước.

Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh thiết lập Nha Thanh niên và TD thuộc Bộ Giáo dục trong đó có một phòng TD TW, nhằm phát triển khỏe vì nước và thực hành Giáo dục thể chất cho học sinh – thanh niên. Sự ra đời của phòng TD TW bước đầu hình thành ngành TDTT nước ta từ đó. Từ niên học 1946-1947, các trường trung học ở Hà Nội đã bước đầu thực hiện việc giáo dục thể chất cho học sinh.

Cũng thời gian này, Bác Hồ tự tay viết lời kêu gọi toàn dân tập TD. Lời kêu gọi của Người lần đầu tiên cho nhân dân ta thấy rằng: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng phải luyện tập TD, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Lời kêu gọi tập Td của Bác Hồ đã dược đồng bào ta nhất là thanh niên tích cực hưởng ứng.

Nền TDTT bước đầu hình thành từ năm 1946, còn non trẻ, chỉ mới là phong trào rèn luyện thân thể của quần chúng nhân dân, chưa có điều kiện để phát triển thể thao thành tích cao, song nó phù hợp với hoàn cảnh KT-XH  Việt Nam bấy giờ. Điều có tính chất ưu việt so với TDTT trong XH nướcta từ trước năm 1945 là mục tiêu chủ yếu của TDTT nhằm phục vụ sức khỏe của nhân dân, góp phần xây dựng nước VN mới và bảo vệ thành quả CM.

Tháng 12/1946 Thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Ngay sau đó, TW Đảng, Chính phủ và Bác Hồ lên Việt Bắc để lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Phong trào TDTT vừa mới hình thành được mấy tháng và đang trên đà phát triển thì phải tạm thời lắng xuống. Nhưng ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ  không những tập luyện đều đặn mà Người còn động viên, khuyến khích phong trào rèn luyện thân thể trong cán bộ, chiến sĩ quân đội để giữ gìn sức khỏe, tăng cường thể lực nhằm đảm bảo công tác chiến đấu tốt.

Sau ngày hòa bình lập lại năm 1954, Đảng và nhà nước ta, đứng là Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tổ chức lại ngành TDTT, khôi phục lại nền TDTT vì dân vì nước. Trên cơ sở tư tưởng của Bác Hồ về TDTT, với điều kiện cụ thể của XH Việt Nam trong giai đoạn CM mới, Đảng và nhà nước ban hành Chỉ thị, Nghị quyết về công tác TDTT nhằm từng bước kiến tạo nền TDTT XHCN phát triển mạnh mẽ, cân đối, có tính chất dân tộc, nhân dân và hiện đại.. Bác Hồ tiếp tục căn dặn nhân dân ta nhất là nhân dân lao động và thế hệ trẻ, hãy cố gắng rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh, Bác Hồ luôn chỉ hướng cho TDTT nước ta phục vụ sức khỏe nhân dân ta. Người mong rằng: “Nhân dân ta ai cũng khỏe thì nước ta mau giàu mạnh”... Ngày 31/3/1960, Bác Hồ viết thư gửi Hội nghị cán bộ TDTT toàn miền Bắc, đây là một nguồn cổ vũ lớn lao cho sự nghiệp phát triển TDTT nước ta, Người dạy: “Muốn lao động sản xuất thì cần phải có sức khỏe. Muốn giữ gìn sức khỏe thì phải nên thường xuyên tập TDTT. Vì vậy, chúng ta phát triển phong trào TDTT cho rộng khắp. Bác căn dặn, cán bộ công tác TDTT phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái công tác nhằm phục vụ sức khỏe nhân dân”.

Vì sức khỏe nhân dân, vì công cuộc xây dựng đất nước, Bác Hồ rất quan tâm đến phong trào toàn dân rèn luyện thân thể. Người cũng coi trọng đến việc phát triển thể thao thành tích cao. Nhiều lần Bác từng đến xem và động viên các cuộc thi đấu thể thao ở Hà Nội, Người đến dự lễ khai mạc Đại hội TDTT thủ đô lần thứ nhất và thăm hỏi sức khỏe, động viên các VĐV tham gia thi đấu tốt. Người tiếp và nói chuyện ân cần với nhiều đoàn VĐV nước ta và nước ngoài thi đấu tại Hà Nội. Năm 1966, cả nước ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt, Bác Hồ rất bận nhưng Người đã dành thời gian tiếp và nói chuyện với đoàn VĐV Việt Nam đi dự Đại hội TDTT các lực lượng mới trỗi dậy GANEFO tổ chức tại Campuchia trở về giành được 4 huy chương vàng và một số huy chương bạc, huy chương đồng, Bác vui vẻ khen ngợi: “Các cháu đã đạt được một số thành tích, Nhiều cháu giành được huy chương vàng. Thế là tốt”. Đoàn VĐV cũng rất thấm thía lời Bác  dạy: “Đánh giặc Mỹ gian khổ khó khăn như vậy, nhưng quân và dân ta quyết tâm cao vẫn đánh thắng. Các cháu phải quyết tâm đạt cao hơn nữa. Muốn vậy phải đoàn kết, giúp đỡ nhau rèn luyện, phải cố gắng  để xứng đáng là VĐV của dân tộc anh hùng”. Bác thưởng 4 huy hiệu  của Người cho các VĐV giành được huy chương vàng. Bác Hồ còn lưu ý: “Phong trào và thành tích thể thao của thế giới phát triển mạnh, Việt Nam hãy cố tiến kịp”.

 Hơn 69 năm qua, Nền TDTT nước ta có những bước đầu trưởng thành và đang càng ngày đóng góp tích cực vào chiến lược con người của Đảng, góp phần rạng danh Tổ quốc trên  các đấu trường quốc tế. Điều đó thể hiện qua Seagames 22 tổ chức vào tháng 12/2003 tại Việt Nam, Đoàn thể thao Việt Nam đã xuất sắc giành giải nhất toàn đoàn đứng đầu khu vực Đông Nam Á, sang Seagames 23 được tổ chức tại Philipin cuối năm 2005, Đoàn thể thao Việt Nam đứng thứ 3 toàn đoàn, Seagames 24 tổ chức tại Thái Lan cuối năm 2007, Đoàn thể thao Việt Nam một lần nữa xếp vị thứ 3 toàn đoàn; Seagames 25 tổ chức tại Lào, Việt Nam với thành tích 83 HCV, 75 HCB, 57 HCĐ, thể thao VN đã xuất sắc vượt chỉ tiêu tại kỳ đại hội lần này để xếp thứ nhì toàn đoàn sau Thái Lan; Đến Seagames 26 năm 2011 được tổ chức tại Indonesea, với 96 HCV, 92 HCB và 101 HCĐ, Đoàn thể thao Việt Nam xếp thứ 3 toàn đoàn sau chủ nhà Indonesea và Thái Lan; Đến Seagames 27 năm 2013 được tổ chức tại Myanmar, Việt Nam tiếp tục xếp thứ 3 với 73 HCV, 86 HCB và 86 HCĐ, sau đoàn Thái Lan và chủ nhà Myanmar. Đoàn thể thao Việt Nam đã đem vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam, ngoài sự mong đợi của nước nhà. Mới đây nhất, vào cuối tháng 12/2008 đội tuyển bóng đá nam Việt Nam sau hơn nửa thế kỷ đã đoạt chức vô địch giải bóng đá AFF Suzuki cup 2008 làm nức lòng hơn 80 triệu con tim người Việt. Trước đó, đoàn thể thao Việt Nam tham dự Olympic Bắc Kinh-Trung Quốc, VĐV Hoàng Anh Tuấn đã xuất sắc giành huy chương bạc môn cử tạ đem vinh quang về cho tổ quốc. VĐV Hoàng Xuân Xuân Vinh đã xuất sắc đạt huy chương vàng, huy chương bạc môn bắn sung ở Olympic 2016 Braxin;  VĐV Lê Văn Công huy chương vàng, kình ngư Võ Thanh Tùng HCB,  VĐV Cao Ngọc Hùng giành HCĐ ở môn ném lao, VĐV cử tạ Đặng Thị Linh Phượng giành HCĐ Thế vận hội Paralympic dành cho người khuyết tật được tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil đã chính thức hạ màn đã đem vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam, ngoài sự mong đợi của nước nhà.

Tại kỳ Đại hội (ĐH) TDTT toàn tỉnh lần thứ VIII- 2018, đoàn thể thao Hương Trà là đơn vị duy nhất tham dự cả 14/14 môn thi đấu và xuất sắc giành giải nhất toàn đoàn với 27 huy chương vàng (HCV), 15 huy chương bạc (HCB) và 20 huy chương đồng (HCĐ). Đội bóng đá nam cũng lên ngôi vô địch. Thú vị nhất là việc đội bóng Hương Trà và đoàn thể thao thị xã đều là lần đầu tiên bước lên ngôi cao nhất. Trước đó, tại ĐH TDTT toàn tỉnh lần thứ VII, Hương Trà cũng giành thành tích nhì toàn đoàn.

Mới đây, em Lê Thái Nga, học sinh lớp 10 Trường Đặng Huy Trứ, cũng xuất sắc giành 1 HCB, 1 HCĐ tại giải cờ vua quốc gia và 1 HCV, 1 HCB đồng đội tại giải cờ vua trẻ châu Á. 

Theothống kê của Phòng VH-TT thị xã, có 27% dân số taapjluyeenj TDTT thường xuyên và gần 0% gia đình tập luyện TDTT; trên 110 CLB thể thao quần chúng. Từ năm 2017 đến nay, có khoảng  300 giải thể thao từ cấp xã, phường, thị xã thu hút hơn 30.000 người tham gia. Trên địa bàn, có 70 học sinh năng khiếu TDTT được tuyển chọn vào đội tuyển năng khiếu trẻ và đội tuyển các môn thể thao của tỉnh như: vật cổ truyền, điền kinh, việt dã, bóng đá, karatedo,…

Tất cả những thành tích đó đều có công đầu của Bác Hồ, Người đã khai sinh nền TDTT Việt Nam.

 

Xuân Trường
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.527.427
Truy câp hiện tại 13.695