Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Báo cáo công tác dân số năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019
Ngày cập nhật 19/12/2018

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

Năm 2018 là năm thứ ba ngành y tế thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 - 2020.           

 

Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà đã khống chế được dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm;  Công tác y tế dự phòng, dân số được triển khai đồng bộ, có hiệu quả và đạt mục tiêu. Công tác khám chữa bệnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, 100% Trạm Y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia theo bộ Tiêu chí Quốc gia y tế xã giai đoạn đến 2020.

1.Thuận lợi :

- Được sự quan tâm chỉ đạo của Thị ủy, HĐND, UBND thị xã. Sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm Y tế với các Ban ngành đoàn thể trên địa bàn và UBND các xã, phường trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Y tế và sự phối hợp có hiệu quả giữa Trung tâm Y tế với các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế.

- Thực hiện khám chữa bệnh BHYT, áp dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh và liên thông dữ liệu KCB.

2. Khó khăn:

- Tình hình bệnh dịch xảy ra rải rác trên địa bàn như: SXH, TCM, Thủy đậu, Quai bị, Liên cầu lợn;

- Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm khó kiểm soát, các bữa ăn tập trung đông người ngày càng nhiều đặc biệt là các lễ hội;

- Thay đổi giá KCB, áp giá vào từng định mức và tương đương, dịch vụ kỹ thuật còn nhiều bất cập…

- Nhiều cơ sở KCB phát triển, thông tuyến….

- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao;

- Sáp nhập TTDS vào TTYT.

 

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG Y TẾ NĂM 2018:

1. CÔNG TÁC Y TẾ DỰ PHÒNG:

1.1. Hoạt động phòng chống dịch:

Chương trình dịch:

* Tình hình bệnh nhân Sốt xuất huyết:

Tính từ đầu năm đến ngày 31/12/2018, toàn thị xã Hương Trà ghi nhận có 20/00/17 ca SXH. So cùng kỳ năm 2017 là 23/00/21.

- Số ca bệnh theo dõi và xử lý: 20/0/17 ca (cùng kỳ 2017: 36/0/34).

Bảng 1: Số bệnh nhân mắc SXH tại các xã, phường

 

STT

Xã, phường

Ghi nhận

Theo dõi, xử lý

Ghi chú

1

Tứ Hạ

01

01

01 ca ngoại lai

2

Hương Vân

01

01

01 ca ngoại lai

3

Hương Văn

04

04

03 ca ngoại lai

4

Hương Xuân

02

02

01 ca ngoại lai

5

Hương Chữ

02

02

02 ca ngoại lai

6

Hương An

01

01

01 ca ngoại lai

7

Hương Hồ

02

02

02 ca ngoại lai

8

Hương Vinh

01

01

 

9

Hương Phong

02

02

01 ca ngoại lai

10

Hải Dương

01

01

 

11

Hương Bình

03

03

02 ca ngoại lai

 

Tổng cộng

20

20

14 ca ngoại lai

 

* Công tác lấy mẫu xét nghiệm:

* Triển khai test xét nghiệm chẩn đoán nhanh tại bệnh viện: Số mẫu dương tính/số mẫu xét nghiệm là: 03/33 (trong đó NS1: 33, IgM/IgG: 01.)

* Công tác xử lý ca bệnh:

Tổng số ca SXH được xử lý: 20/20 đạt 100% số ca bệnh.

Tổng số hộ gia đình được xử lý: 713 hộ, số hóa chất sử dụng: 5,7 lít. Số hộ được thau vét trong xử lý: 835 hộ.

* Công tác chủ động phòng chống:

- Tổ chức hội nghị phòng chống dịch, triển khai ký cam kết phòng chống bệnh Sốt xuất huyết từ đầu năm với sự tham gia của các cấp lãnh đạo, các ban ngành, các Trạm Y tế... 100% các xã, phường đã ký cam kết đến các trường, các thôn, cụm dân cư và tổ chức ký cam kết đến tận hộ gia đình.

- Tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch 6 và 9 tháng đầu năm và triển khai hoạt động do UBND thị xã chủ trì.

- Phối hợp tập huấn công tác phòng chống dịch các loại cho cán bộ y tế, Trường học, học sinh và giáo viên mầm non.

* Công tác giám sát

- Giám sát chặt chẽ hằng ngày tại khoa Khám bệnh, khoa Truyền nhiễm của TTYT thị xã, các Trạm Y tế để kịp thời ghi nhận các ca bệnh, báo cáo cho TTKSBT  tỉnh, các Trạm Y tế nhằm điều tra, xử lý trong thời gian sớm nhất.

- Hàng tháng chỉ đạo tuyến xã phường chủ động giám sát chỉ số côn trùng tại địa phương, có báo cáo kịp thời để đề ra phương hướng giải quyết khi các chỉ số vượt mức an toàn.

- Giám sát mẫu nước để phòng chống dịch bệnh Tả, Thương hàn: lấy và chuyển 60 mẫu nước các đơn vị Hương Toàn, Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ, Hương Vinh, Hương Xuân, Hương Vân, Hương Văn.

- Thường xuyên giám sát hoạt động của tuyến xã phường, trường học về  công tác chủ động phòng chống dịch bệnh các loại, từ đó phát hiện các sai sót còn tồn tại để kịp thời chấn chỉnh, giúp hoạt động phòng chống dịch ngày càng hiệu quả.

  1. Các dịch bệnh khác:

- Tay chân miệng: 66 ca, (cùng kỳ năm 2017: 25 )

 

TT

Đơn vị

Số ca

Tình hình xử lý

Hộ

Trường

Hóa chất

1

Tứ Hạ

12

78

7

5.5 kg

2

Hương Vân

14

89

5

6.2 kg

3

Hương Văn

15

95

6

7.1 kg

4

Hương Xuân

7

46

2

2.8 kg

5

Hương Chữ

4

30

2

2.3 kg

6

Hương An

2

17

1

0.7kg

7

Hương Hồ

3

20

2

1.5kg

8

Hương Vinh

2

15

1

0.7kg

9

Hương Phong

3

20

1

1kg

10

Hương Thọ

4

27

2

1.4 kg

Tổng cộng

66

437

29

29.2 kg

 

- Quai bị: 103 ca (cùng kỳ năm 2017: 133)

TT

Đơn vị

Số ca

Tình hình xử lý

Hộ

Trường

Hóa chất

1

Tứ Hạ

52

299

06

9.2 kg

2

Hương Vân

8

66

04

2.1 kg

3

Hương Văn

18

123

05

5.0 kg

4

Hương Xuân

9

67

03

2.5 kg

5

Hương Toàn

3

19

01

1.0 kg

6

Hương Chữ

4

46

02

1.6 kg

7

Hương An

1

8

01

0.4 kg

8

Hương Thọ

7

53

04

2.2 kg

9

Hương Bình

1

7

00

0.2kg

Tổng cộng

103

688

26

24.2 kg

 

- Thủy đậu: 56 ca (cùng kỳ năm 2017: 189).

TT

Đơn vị

Số ca

Tình hình xử lý

Hộ

Trường

Hóa chất

1

Tứ Hạ

10

62

04

3.2 kg

2

Hương Vân

1

7

00

0.2 kg

3

Hương Văn

10

58

03

2.7 kg

4

Hương Xuân

8

46

02

2.2 kg

5

Hương Toàn

2

13

00

0.4 kg

6

Hương Chữ

1

6

00

0.2 kg

7

Hương Vinh

1

7

00

0.2kg

8

Hương Hồ

4

22

01

1.4 kg

9

Hương Thọ

7

41

03

2.2 kg

10

Bình Thành

7

43

02

1.8 kg

11

Hương Bình

5

37

01

1.2 kg

Tổng cộng

56

342

16

15.7 kg

 

- Liên cầu lợn: 03 ca (cùng kỳ năm 2017: 03 ca)

+ Xử lý 85 hộ gia đình, 5 kg Cloramin B.

- Tả - Thương hàn, Cúm A (H5N1), Cúm A (H1N1): 00.

- Tất cả các ca bệnh đều được điều tra, xử lý theo thường quy.

1.2. Chương trình phòng chống dịch hạch:

- Tình hình bệnh nhân: 00

- Các hoạt động đã triển khai: giám sát định kỳ hàng tháng vật chủ và véc tơ trung gian truyền bệnh dịch hạch tại các xã trong điểm với các chỉ số năm trong mức an toàn.

- Điều tra vật chủ và véc tơ trung gian truyền bệnh dịch hạch:

Thời gian

Đơn vị

Số chuột thu được

Chỉ số chuột phong phú

Chỉ số bọ chét

Tháng 1

Tứ Hạ

13

13%

0,15

Tháng 2

 Hương Xuân

18

18%

0,22

Tháng 3

Hương Văn

15

15%

0,13

Tháng 4

 Hương Chữ

12

12%

00

Tháng 5

 Hương Phong

11

11%

0,4

Tháng 7

Hương Hồ

01

4%

00

Tháng 8

 Hương Toàn

05

5%

00

Tháng 9

Xã Hải Vinh

07

7%

0,14

Tháng 10

 Hương An

09

9%

00

Tháng 11

 Hương Vân

03

3%

00

Tháng 12

 Hải Dương

05

5%

0,4

 

Đã triển khai 01 chiến dịch diệt chuột định kỳ tại xã Hải Dương.

+ Tổng số chuột đã diệt 1 đợt: 137 con.

+ Sau diệt an toàn, không có ngộ độc xảy ra.

* Nhận xét, đánh giá:

- Trong những năm qua không phát hiện bệnh nhân nghi ngờ mắc dịch hạch.

- Chỉ số véc tơ tại các đơn vị: trong giới hạn cho phép.

1.3. Chương trình phòng chống sốt rét:

Tổng số bệnh nhân sốt rét trong năm 2018: 07 BN. Trong đó:

- Số bệnh nhân sốt rét điều trị tại Trạm Y tế: 01 BN (năm 2017: 00 bệnh nhân).

- Số bệnh nhân sốt rét điều trị tại bệnh viện: 06 BN (năm 2017: 02 bệnh nhân).

- Sốt rét lâm sàng: 00 bệnh nhân.

- Sốt rét có ký sinh trùng: 07 bệnh nhân. (01 BN ngoại tỉnh, 06 trường hợp mắc ngoài huyện (A Lưới) P.falciparum: 00; P.vivax: 07.

* Phân bố bệnh nhân tại các xã, phường:

 

TT

Đơn vị

Năm 2017

Năm 2018

Ghi chú

Mắc

KST (+)

Mắc

KST (+)

1

Hồng Tiến

00

00

00

00

 

2

Bình Điền

00

00

00

00

 

3

Hương Bình

00

00

00

00

 

4

Bình Thành

01

01

06

06

Ngoại lai 06

5

Hương Thọ

00

00

00

00

 

6

Hương Hồ

00

00

00

00

 

7

Hương Vân

00

00

00

00

 

8

Hương Toàn

00

00

00

00

 

9

Hương Chữ

00

00

00

00

 

10

Hương Vinh

00

00

00

00

 

11

Hương Văn

01

01

00

00

 

12

Ngoài huyện

00

00

01

01

Quảng Trị

 

Tổng cộng:

02

02

07

07

 

 

+ Không có bệnh nhân sốt rét ác tính.

+ Không có tử vong do sốt rét và không có dịch sốt rét xảy ra.

- Công tác phòng chống muỗi truyền bệnh: TTYT đã triển khai các biện pháp điều tra, xử lý dập dịch:

Tẩm màn cho 05 thôn tại xã Bình Thành: số màn được tẩm 782, dân số bảo vệ 1.564 người.

- Xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét: 2.157/1.500 vượt so với kế hoạch (cùng kỳ 2017 vượt 47% so với kế hoạch), trong đó:

+ Số lam, test chẩn đoán nhanh tại các xã phường: 2.137.

+ Số lam, test chẩn đoán nhanh tại bệnh viện: 20.

+ Số liều thuốc cấp tự điều trị: 18/150 liều, đạt 12% kế hoạch (cùng kỳ năm 2017 đạt 4,8% ).

Dự án RAI2E đã hỗ trợ chương trình triển khai các hoạt động TTGDSK, đào tạo và giám sát sốt rét trên địa bàn

Chương trình đã tổ chức các đợt TTGDSK đặc biệt Tổ chức lễ phát động truyền thông hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25/4 tại xã Bình Điền với 128 người dự; Tập huấn công tác phòng chống sốt rét cho Y tế thôn bản 05 xã miền núi với 31 học viên tham dự.

Nhận xét:

- Trong năm 2018, chương trình phòng chống sốt rét đạt mục tiêu không có tử vong do sốt rét và không xảy ra dịch.

- Số lượng mắc có tăng so với cùng kỳ năm 2017 (cùng kỳ 2017 số mắc giảm so với năm 2016).

1.4. Chương trình tiêm chủng mở rộng:

- Tổ chức tiêm chủng thường xuyên: 16/16 xã cho đối tượng trẻ em < 1 tuổi, trẻ 18 tháng tuổi và PNCT đạt tỷ lệ:

* Kết quả các mũi tiêm:

+ TCĐĐ đạt tỷ lệ: 2097/2125= 98,68% (2017= 98,28%)

+ Tiêm Sởi mũi 2: 1909/1939 = 98,45%. (2017= 97,07%)

+ Tiêm DPT4: 1917/1939 = 98,87% (2017= 99,16%)

+ Tiêm UV2+ cho PNCT: 1727/1765 = 97,85% (2017= 99,37%).

+ Tiêm VGB sơ sinh tại khoa sản bệnh viện 243/255 = 95,3% (2017= 98,18%) , trong đó tỷ lệ tiêm < 24h là 192/255 = 75,3%.

+ Tiêm Viêm não Nhật Bản:

Tiêm mũi 2 toàn thị xã: 2030/2031 = 99,95% (2017= 95,33%).

Tiêm mũi 3 toàn thi xã: 1912/1935= 98,81% (2017= 96,43%)

- Chiến dịch tiêm vắc xin Sởi-Rubella: 7436/7685 = 96,8% 

- Giám sát các bệnh truyền nhiễm trong chương trình tiêm chủng mở rộng: Sốt phát ban 05 ca.

* Nhận xét:

Tỷ lệ tiêm chủng đạt mục tiêu của chương trình.

    Không có tai biến do tiêm chủng, một số tác dụng phụ của vắc xin như trẻ sốt cao sau tiêm, khóc kéo dài sau tiêm do đau. Trung tâm Y tế đã tổ chức cấp cứu và điều trị ổn định tại bệnh viện.

1.5. Chương trình CDD:

- Tổ chức tập huấn quản lý chương trình  Phòng chống tiêu chảy cho cán bộ y tế trạm, cán bộ khoa KSBT&HIV năm 2018.

Kết quả: 47/53 học viên tham dự, đạt 88,67%.

- Kiểm tra hoạt động chương trình 16 xã, phường. Nhìn chung các xã hoạt động chưa được hiệu quả, hồ sơ sổ sách chưa đầy đủ, các Trạm Y tế chưa tổ chức và triển khai tốt hoạt động của góc ORT.

- Không xảy ra dịch tiêu chảy trên địa bàn toàn thị xã.

- Số tử vong: 00.

- Tổng số TE < 5 tuổi được quản lý, điều trị: 1469/2984 = 49,22%.

1.6. Chương trình phong - da liễu:

- Số xã, phường có BN đang quản lý: 06/16.

Tổng số BN quản lý: 11, trong đó:

+ Tổng số bệnh nhân mới trong năm: 01.

+ Tổng số BN điều trị ĐHTL: 01.

+ Tổng số BN đang giám sát sau điều trị: 02.

+ Tổng số bệnh nhân đang săn sóc tàn tật: 09.

- Số bệnh nhân được khám tiếp xúc và hướng dẫn phòng tránh tàn tật: 11/11 bệnh nhân, đạt 100% kế hoạch năm 2017 (cùng kỳ 2016: 100%)

- Truyền thông giáo dục trên đài, các đợt khám tiếp xúc và khám chữa bệnh tại cơ sở y tế và  giáo viên, học sinh 06 trường THCS trên địa bàn: tổng số 1.656 học sinh, 94 giáo viên tham dự.

- Tập huấn đào tạo lại công tác chống Phong và chuẩn bị cho kiểm tra loại trừ bệnh Phong cho 44 cán bộ y tế, 40 cán bộ Y tế trường học.

- Tổ chức hội nghị kiểm tra đánh giá công nhận loại trừ bệnh Phong thị xã Hương Trà năm 2018: đạt 286/290 điểm, xếp loại xuất sắc.

- Khám điều trị bệnh da tại PK Trung tâm Y tế: 2.659 lượt.

- Khám điều trị bệnh LQĐTD (STIs) tại phòng khám:

+ Tổng số lượt khám nội viện tại phòng khám : 4.473 lượt.

+ Tổng số lượt điều trị: 2.550 lượt.

* Nhận xét:

- Trong năm 2018 phát hiện 01 bệnh nhân mới.

- Công tác truyền thông giáo dục được duy trì.

- Hoàn thành kiểm tra công nhận loại trừ bệnh Phong cấp thị xã.

1.7. Chương trình phòng chống HIV/AIDS:

- Tính đến ngày 31/12/2018, số nhiễm HIV còn sống được quản lý, chăm sóc, tư vấn: 15 người. Số tử vong : 25 người. Trong năm 2018 phát hiện 02 trường hợp mới Hương Toàn và Hương Hồ nhưng không thông báo về địa phương.

- Số xã có người nhiễm còn sống: 09/16 (chiếm 56,3%).

- Khảo sát kiến thức của 6400 người dân có độ tuổi từ 15-49 về phòng, chống HIV/AIDS. Kết quả: 73,4% người dân có kiến thức đúng. 72,3% người dân có thái độ tích cực. Truyền thông 1999 lượt cho 76 chị em nhóm phụ nữ bán dâm. Cấp phát 13.827 cái bao cao su.

- Triển khai tư vấn và lấy máu cho 89 phụ nữ mang thai gửi về TTYT làm xét nghiệm HIV sàng lọc. Kết quả: 89 mẫu âm tính.

- Phối hợp Trung tâm KSBT tỉnh lấy máu giám sát trọng điểm đối tượng phụ nữ bán dâm. Kết quả lấy 16/20 mẫu.

- Triển khai xét nghiệm sàng lọc HIV cho các đối tượng nguy cơ. Kết quả: Phụ nữ bán dâm: 26, Phụ nữ mang thai: 375,  Người bệnh lao: 83; TVXNTN: 422; Phẫu thuật và khám sức khỏe: 8.

- Tỷ lệ PNMT được xét nghiệm thời kỳ mang thai/PNMT quản lý: 1481/2293= 64,6%.

- Tỷ lệ PNMT được XN HIV thời kỳ chuyển dạ/ PN đẻ: 970/1745=55,6%.

1.8. Chương trình Truyền thông giáo dục sức khỏe:

1.8.1. Kết quả truyền thông gián tiếp:

- Tổng số tin, bài phát trên sóng truyền thanh thị xã: 67

- Tổng số tin bài phát trên sóng truyền thanh xã, phường: 871

- Tổng số lần mít tinh diễu hành: 07 cuộc (PC HIV/AIDS, PCSR, phòng chống các rối loạn do thiếu I ốt và đái tháo đường)

- Tổ chức văn nghệ truyền thông: 01 cuộc (PC HIV/AIDS)

1.8.2. Truyền thông trực tiếp:

- Thăm hộ gia đình: 9.765 lần

- Thảo luận nhóm, nói chuyện sức khỏe: 313 cuộc

- Tư vấn sức khỏe tại phòng tư vấn: 21.575 lần

- Tư vấn qua điện thoại: 294 lần

1.8.3. Tài liệu truyền thông:

- Tờ rơi phòng chống Quai bị, Thủy đậu: 3.000 tờ

- Tờ rơi phòng chống dịch Sốt xuất huyết: 1.500 tờ

- Tờ rơi phòng chống HIV/AIDS: 2.500 tờ

- Tờ rơi Tiêm chủng mở rộng: 1.000 tờ

- Đĩa CD truyền thông phòng chống bệnh Phong: 15

- Băng rôn tuyên truyền các loại: 87

1.8.4. Nhận xét: Công tác truyền thông trực tiếp (thăm hộ gia đình) tại các phường chưa tốt vì đây là hoạt động chính từ mạng lưới Y tế tổ dân phố nhưng hiện tại hoạt động gặp khó khăn.

1.9. Chương trình phòng chống lao:

- Số bệnh nhân Lao mới phát hiện được quản lý và điều trị: 111/135 BN đạt tỷ lệ: 82,2% so với KH (2017:  đạt tỷ lệ: 127.4%)

            + AFB(+) mới : 55/111 BN chiếm: 49,5% (2017: 115%)

            + AFB(-) và lao ngoài phổi: 56/111 BN  chiếm 50,5% (Năm 2017: 82.5%)

- Năm 2018 hoàn thành điều trị 57 bệnh nhân còn lại 54 BN tiếp tục chuyển sang 2019 điều trị.

- Trong năm đã khám sàng lọc: 352 BN, xét nghiệm 305 mẫu đàm trong đó dương tính 4 mẫu và đã đưa vào quản lý điều trị.

*Lao Đa kháng :

- Đang quản lý và điiều trị 6 BN

- Số BN mới năm 2018: 03 BN của 3 xã Hương Toàn, xã Hải Dương và Hương Bình)

- Số BN hiện đang điều trị : 06 BN  (Hương Toàn, Hương An, Hương Vinh, Hải Dương, Hương Thọ và Hương Bình).

1.10. Chương trình phòng chống bệnh Hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

TTGD cho tuyến huyện và tuyến xã về bệnh hen phế quản và COPD. Phối hợp với Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh tổ chức 04 buổi tọa đàm tư vấn về phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại 4 xã/phường: Hương Xuân, Hương Toàn, Hương Vinh và Hương Phong với 120 người tham dự

Tổ chức khám sàng lọc tại các xã, phường với kết quả:

 

TT

Đơn vị

COPD

Hen PQ

1

Hương Vân

15

12

2

Hương Xuân

23

6

3

Hương Toàn

18

8

4

Hương Hồ

14

12

5

Hương Vinh

8

11

6

Hương Phong

18

25

7

Bình Điền

6

5

8

Tứ Hạ

11

8

 

Tổng cộng

113

87

Tất cả bệnh nhân đều được TYT quản lý và khám cấp thuốc điều trị BHYT. Những trường hợp COPD nặng được chuyển điều trị tại bệnh viện Lao và bệnh phổi của tỉnh.

1.11. Chương trình Chăm sóc và Bảo vệ sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng:

- Tổng số bệnh nhân đang quản lý điều trị trên địa bàn thị xã: 459 bệnh nhân trong đó: TTPL: 243, ĐK: 216.

- BN mới phát hiện năm 2018: bệnh nhân ( TTPL: 32, ĐK: 14) đạt  tỷ lệ  121% so với chỉ tiêu

- Tỷ lệ thuyên giảm I, II : 76,4%

- Tổ chức sinh hoạt tổ gia đình bệnh nhân định kỳ 2 lần / năm tại 16 TYT xã, phường ; Tổ chức TTGDSK tâm thần nhân ngày 10/10 và cấp 23 suất quà trị giá 2.300.000 đ cho bệnh nhân tâm thần, động kinh đang quản lý tại phường Tứ Hạ.

- Các TYT đã triển khai khá tốt công tác quản lý và điều trị bệnh nhân TT và ĐK. Kết quả chấm điểm cuối năm của bệnh viện TT là 96/100 điểm (xếp loại xuất sắc)

- Khám quản lý rối loạn trầm cảm tại Hương Vinh 17 BN và Hương Toàn 11 BN.

1.12. Chương trình phòng chống Tăng huyết áp và Đái tháo đường:

- Triển khai phòng khám Tư vấn điều trị phòng chống bệnh đái tháo đường tại bệnh viện:

+ Tư vấn sâu: 360 bệnh nhân, hội thảo PC bệnh ĐTĐ, THA cho hơn 100 người cao tuổi xã Hương Phong nhân ngày đái tháo đường thế giới 14/11/2018

+ Khám, cấp thuốc điều trị tại ngoại trú: 9000 lượt bn

- Phối hợp với TTKSBT tỉnh đã khám, điều tra bệnh THA tại 2 xã Bình Thành và Hương Thọ.

- Triển khai điều trị đái tháo đường tại Hải Dương và Hương Vinh.

1.13. Chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu I ốt:

- Truyền thông giáo dục: duy trì công tác truyền thông giáo dục cho người dân trên địa bàn thị xã về phòng chống các rối loạn do thiếu hụt I ốt.

- Tập huấn công tác truyền  thông hậu quả do thiếu hụt I ốt, Công tác giám sát muối I ốt cho 16 Trưởng Trạm Y tế và chuyên trách. Tổng số người tham gia 35/37 đạt 94,5% kế hoạch.

- Phối hợp với chương trình phòng chống Đái tháo đường tổ chức Lễ phát động và diễu hành ngày toàn dân mua và sử dụng muối I ốt ngày 02/11/2018 tại xã Bình Thành.

- Điều tra KAP tại 2 xã, phường Hương Phong, Hương Xuân; Phối hợp Viện Nội tiết trung ương, TTKSBT tỉnh điều tra nồng độ I ốt niệu tại Hương Phong.

- Kiểm tra giám sát lấy mẫu muối xét nghiệm:

Kết quả:          + Số mẫu giám sát tại hộ gia đình: 900 mẫu.

Trong đó số mẫu đạt chất lượng: 876, đạt tỷ lệ: 97,3%.

+ Số mẫu giám sát tại các đại lý và chợ: 450 mẫu đạt tỷ lệ định tính 100%.

1.14. Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng và chương trình vitamin A:

1.14.1. Kết quả hoạt động:

Thực hiện tốt chất lượng các quy định của dự án, phối hợp với các đoàn thể như Phụ nữ, Thanh niên tổ chức tốt các buổi phổ cập kiến thức dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi đặc biệt chú trọng đến thanh niên nam nữ, những người sẽ làm bố mẹ trong tương lai qua 8 nội dung dinh dưỡng tại gia đình với các hình thức: truyền thông qua các phương tiện sẵn có, tư vấn tại nhà của các cộng tác viên dinh dưỡng, huy động cộng đồng tham gia, nâng cao nhận thức cho người dân đặc biệt là dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ có con dưới 2 tuổi.

Tập huấn cho 16 chuyên trách làm công tác phòng chống suy dinh dưỡng về “Quy trình và kỹ thuật đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em tại tuyến phường xã”

- Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em < 5 tuổi : Cân trẻ dưới 5 tuổi: cân 19.160 lượt trẻ dưới 5 tuổi trong 2 chiến dịch

- Tổ chức cân đo 2 đợt : 19.437 lượt

+ Tỷ lệ  trẻ em dưới 5 tuổi được cân 99%; (năm 2017: 99%)

+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng tuổi/cân nặng: 639/9583= 6.7% (2017: 7,4%) giảm 0.7%

+ Tỷ lệ suy dinh dưỡng tuổi/chiều cao: 777/9583= 8.1% (2017: 9,1%) giảm 1,0%

- Tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi uống Vitamin A 2 đợt /năm: Tổng số trẻ  em 6-36 tháng tuổi được uống: 100% (năm 2017 là 99,9%)

- Tỷ lệ BMSS trong vòng 1 tháng được uống Vitamin A: Tổng số BMSS uống vitamin A: 1750/1776. Đạt tỷ lệ 98,5% (Năm 2017: 88,04%).

- Tổng số trẻ ốm, SDD được uống Vitamin A: 828 trẻ.

1.14.2. Nhận xét:

- Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em cả cân nặng và chiều cao theo tuổi được cải thiện và đạt được mục tiêu.

- Tỷ lệ trẻ em từ 6-36 tháng tuổi và BMSS trong vòng 01 tháng uống vitamin A chỉ đạt 98.5% đạt mục tiêu (95%)

- Từ 2010 - 2017, không thấy trường hợp mắc mới của bệnh khô mắt do thiếu vitamin A.

1.15. Hoạt động các chương trình vệ sinh:

1.15.1. Chương trình Vệ sinh môi trường – Làng sức khỏe:

- Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh: 96,80% (2017: 94,2%)

- Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 98,47% (2017: 97,7%)

- Kiểm tra vệ sinh môi trường tại 18 chợ trên địa bàn thị xã.

- Tập huấn vệ sinh môi trường cho 32/32 cán bộ Trạm Y tế, 111/130 Y tế thôn tổ. Tập huấn Làng sức khỏe cho Y tế thôn và trạm y tế: 55/62.

- Tổ chức lễ cấp giấy chứng nhận Gia đình sức khỏe cho 30 hộ gia đình tại phường Hương Vân.

- Tổ chức các hoạt động trong Tuần lễ Nước sạch – Vệ sinh môi trường, ngày Môi trường thế giới, ngày Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, tháng hành động vì môi trường: phối hợp Đoàn Thanh niên ra quân tổng dọn vệ sinh tại 16/16 đơn vị, phát bài truyền thông trên hệ thống loa đài các xã, phường, vận động nhân dân tổng dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm:

+ Hội nghị phát động hưởng ứng Tuần lễ nước sạch & Vệ sinh môi trường 29/4-6/5, ngày Môi trường thế giới 5/6: 30/30 người tham gia, đạt 100%.

+ Hội nghị phát động Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân: 42/42 người tham gia, đạt 100%.

- Giám sát các trạm cấp nước tập trung tại Hồng Tiến và Bình Điền: hồ sơ hoạt động tương đối đầy đủ, các cơ sở đã triển khai các hoạt động theo yêu cầu của chương trình, tuy ngoại cảnh còn chưa được tốt nhưng đã có cải tạo, khang trang hơn.

- Triển khai giám sát chất lượng nước sinh hoạt phương diện hóa lý, vi sinh:

Tháng

Địa phương

Số mẫu

Hóa lý không đạt

Vi sinh không đạt

SL

%

SL

%

1

Hương Chữ

5

3

60

3

60

2

Tứ Hạ

4

1

25

0

0

3

Hương An

5

1

20

3

60

4

Hương Văn

5

1

20

0

0

5

Hương Vân

4

2

50

2

50

6

Hương Toàn

5

3

60

5

100

7

Hương Hồ

5

0

0

0

0

8

Hương Vinh

5

3

60

3

60

9

Hương Chữ

5

1

20

5

100

10

Tứ Hạ

5

4

80

1

20

11

Hương Hồ

5

0

0

5

100

12

Hương Xuân

5

0

0

0

0

Tổng

58

19

23,7%

27

46,5%

1.15.2. Chương trình Y tế trường học - Nha cộng đồng

- Các trường tiểu học đã tổ chức cho các em súc miệng fluor vào các ngày trong tuần theo qui định của nhà trường. 29/29 trường tiểu học đã tổ chức thực hiện, số học sinh tham gia 8189 em, đạt tỷ lệ 100 %.

- Kiểm tra 20/29 trường tiểu học về vệ sinh răng miệng, phòng bệnh sâu răng  tổng số học sinh tham gia  6.341em, đạt tỷ lệ: 77,43%.

- Kiểm tra đánh giá công tác hoạt động trong trường học trên địa bàn thị xã đợt 1: 30/60 trường, đạt tỷ lệ: 50%.

   Trong đó:

+Trường trung học cơ sở: 06/14 trường, đạt tỷ lệ: 42,85%

+ Trường tiểu học: 12/29 trường, đạt tỷ lệ: 41,37%

+Trường Mầm non: 12/17 trường,đạt tỷ lệ: 70,58%.

- Kiểm tra Vệ sinh trường học, Phòng chống dịch, An toàn thực phẩm trong nhà trường đợt 2: 20/60 trường, đạt tỷ lệ: 33.33%.

Trong đó:

+ Trường trung học cơ sở: 05/14 trường đạt tỷ lệ: 35,75%

+ Trường tiểu học: 08/29 trường đạt tỷ lệ: 27,58%

+ Trường mầm non: 07/17 trường đạt tỷ lệ: 41,17%.

* Nhận xét:    

+ Đa số các trường học đã có cán bộ y tế trường học nên công tác phòng chống dịch trong nhà trường có phần thuận lợi, điều kiện phòng làm việc cho cán bộ y tế đã có, thuốc, y dụng cụ, hóa chất tại trường đều có nên việc chăm sóc cấp cứu ban đầu, phòng chống dịch  tại các trường đã đi vào hoạt động khá tốt.

+ 100% trường có quyết định thành lập BCĐ phòng chống dịch trong nhà trường và đã họp BCĐ nhà trường để phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, ký cam kết phòng chống dịch giữa trường và UBND.    

+ Sổ theo dõi bệnh hàng ngày và sổ báo dịch ở các trường đã có và ghi chép tương đối khá đầy đủ.

+ Công tác tuyên truyền PCD trong nhà trường cho học sinh và giáo viên khá tốt, có biên bản và bài tuyên truyền PCD lưu tại trường.

+ Báo cáo định kỳ vệ sinh trường học ở các trường nộp đúng thời gian. Tuy nhiên vẫn còn một số trường chưa nộp đúng thời gian quy định như MN Hương An, MN Hương văn.

- Trong năm cũng đã tổ chức tập huấn PCD trong nhà trường cho y tế trường học 2 lần đạt tỷ lệ 93.33% số người tham dự.

- Phối hợp với TTKSBT tỉnh TT Huế kiểm tra công tác Vệ sinh trường học, PCD trong nhà trường tại 04 trường (02 trường tiểu học, 01 trường mầm non, 01 trường PTTH) thuộc 2 xã Bình Thành, Bình Điền đều xếp loại tốt về công tác vệ sinh trường học.

1.15.3. Vệ sinh lao động – SKNN:

- Quản lý hiện tại là 25 cơ sở vừa và nhỏ

- Tổ chức triển khai tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động lần thứ II, năm 2018; Tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát trước, trong tháng hành động tại 10/25 công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn đạt tỉ lệ 40%. Kết quả kiểm tra 07 đơn vị trong tháng hành động như sau:

+ Về khám sức khoẻ (KSK) định kỳ và bệnh nghề nghiệp (BNN) cho người lao động: Trong năm 2018, 6/7 cơ sở sản xuất đã thực hiện chế độ KSK định kỳ và 0/7 cơ sở khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

            + Đăng kiểm môi trường lao động, đo đạc các yếu tố độc hại phát sinh định kỳ: 03/07 cơ sở đã thực hiện công tác này trong năm 2017 và 2018.

            + Tủ thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu: 07/07 cơ sở đã trang bị tủ thuốc nhưng chưa đủ các loại cần thiết theo quy định.

            + Lập hồ sơ theo dõi ốm đau, tai nạn lao động: 05/07 cơ sở có thực hiện.

            + Có 07/07 cơ sở có trang cấp BHLĐ cho người lao động. Tuy nhiên, người lao động chưa sử dụng BHLĐ đầy đủ.

            + 05 cơ sở có bồi dưỡng bằng hiện vật, 01 cơ sở tính vào tiền lương.

+ Công tác quản lý vệ sinh lao động: 06/07 cơ sở có mạng lưới An toàn vệ sinh viên (ATVSV), nhưng ở một số cơ sở mạng lưới này chưa thực hiện tốt vai trò của mình trong việc tham mưu cho lãnh đạo về đảm bảo thực hiện vệ sinh lao động tại đơn vị mình.

            + Công tác hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động: Hầu hết các đơn vị đã triển khai các hoạt động, 4/7 cơ sở có treo băng rôn tuyên truyền, tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện chưa được chú trọng.

- Tham gia đoàn kiểm tra liên ngành của thị xã tiến hành kiểm tra, giám sát 04 cơ sở sản xuất, kinh doanh để đánh giá hoạt động về y tế lao động.

- Tổ chức lớp tập huấn về sơ cấp cứu ban đầu, các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho các đơn vị. Số đơn vị có tham gia tập huấn là 19/25 công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn (76%) với tổng số 43 học viên.

- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng và bảo quản hóa chất bảo vệ thực vật tại các hộ nông dân ở 16 xã, phường trên địa bàn thị xã với tổng số hộ được kiểm tra là 750 hộ.

- Kiểm tra, giám sát môi trường lao động tại các cơ sở Y tế năm 2018 tổng số cơ sở được kiểm tra giám sát là 16 TYT xã phường, đạt tỷ lệ 100% kế hoạch.

- Tổ chức tập huấn Phòng chống nhiễm độc HCBVTV năm 2018 cho các hộ nông dân 03 phường: Hương An, Hương Chữ, Hương Hồ với 45/50 người tham gia.

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên của các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn thị xã với kết quả:

Tổng số cơ sở khám: 06 đơn vị

- Tổng số cán bộ công nhân viên được khám: 283 người, trong đó nam: 110 người, nữ: 173 người

Phân loại sức khỏe:

         Loại

Giới

I

II

III

IV

V

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Nam

26

9,19

47

16,61

29

10,25

7

2,47

1

0,35

Nữ

31

10,95

58

20,49

67

23,67

12

4,24

5

1,77

Tổng cộng

57

20,14

105

37,10

96

33,92

19

6,71

6

2,12

 

1.16. Chương trình Tai nạn thương tích:

Tổng số ca TNTT năm 2018: 928 trường hợp  chết 07 người, trong đó chết tai nạn giao thông 05 người, đuối nước 01 người, tự tử 01 người, có báo báo hằng quí cho Sở Y tế.

1.17. Hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm:

* Kết quả thực hiện:

1.17.1. Quản lý các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm và ăn uống giải khát trên địa bàn:

- Tổng số cơ sở được ngành y tế quản lý: 855 (so với năm 2017: 837).

Trong đó: + Sản xuất: 18;   + Dịch vụ ăn uống: 775;  + Bếp ăn tập thể: 62

- Phân cấp quản lý:      Tuyến tỉnh: 27 cơ sở (18 SX, 7 BATT, 2 DVAU);

                                                            Tuyến thị xã: 102 cơ sở (55 BATT, 47 DVAU);

                                                            Tuyến xã, phường: 726 cơ sở.

Tình hình cơ sở được quản lý có sự biến động, năm 2018 có tăng lên 18 cơ sở so với năm 2017 (837 cơ sở).

1.17.2. Công tác tập huấn, khám sức khỏe:

- Tập huấn 12 lớp kiến thức cho giáo viên nhân viên cấp dưỡng cho các trường Mầm non với 460 người tham gia, 16 lớp tập huấn phổ biến kiến thức VSATTP tại 15/16 xã, phường cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm với 458 người tham dự.

- Cấp giấy xác nhận kiến thức ATTP là: 170 giấy: 158 cá nhân và 12 tổ chức (năm 2017 là 245 giấy: 231 cá nhân, 14 tổ chức).

- Tổ chức khám sức khỏe cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm: 420 người (năm 2017 là 411 người).

1.17.3. Thanh kiểm tra thường xuyên và định kỳ VSATTP:

- Thị xã: Đã tổ chức 5 đợt kiểm tra vào các dịp: Tết Nguyên đán, Tháng hành động, Tết Trung thu, 02 đợt kiểm tra Trường học. Trong đó, 03 đợt kiểm tra liên ngành và 05 đợt kiểm tra chuyên ngành.

- Tại xã, phường: tổ chức 03 đợt kiểm tra tại từng đơn vị.

TT

Cơ sở thực phẩm

Tuyến thị xã

Tuyến xã

TS cơ sở y tế q lý

Số lượt KT, ThT

Số đạt

Tỷ lệ

(%)

TS cơ sở

Số lượt KT, ThT

Số đạt

Tỷ lệ đạt

(%)

1

Sản xuất chế biến

/

21

15

71,4

/

17

13

76,5

2

Kinh doanh tiêu dùng

/

79

62

78,5

/

166

136

81,9

3

DVAU, BATT

102

188

142

75,5

726

131

92

70,2

Cộng (1+2+3)

102

288

219

76

726

314

241

76,8

Số cơ sở vi phạm

75

67

Xử lý

-Số cơ sở bị cảnh cáo, nhắc nhở

61

53

-Số cơ sở bị phạt tiền

- Số tiền

01

750.000đ

0

- Số cơ sở bị huỷ SP

- Loại SP/SL

12

19 loại sp

14

16 loại sp

- Số cơ sở bị đóng cửa

0

0

 

* Nhận xét:

Số lượt kiểm tra năm 2018 của tuyến thị xã là 219 lượt cơ sở, so với năm 2017 (190 lượt) tăng 29 lượt.

Tỷ lệ cơ sở đạt 76%, so với năm 2017 (76,8%), giảm 0,8%.

- Xét nghiệm nhanh: 37 mẫu chả, trong đó có 6 mẫu dương tính với hàn the;

- Thử mẫu chén dĩa: 465 mẫu, có 79 mẫu chưa đạt;

- Thực phẩm tiêu hủy gồm:

+ Thực phẩm có chứa hàn the: 22,5 kg chả.

+ Thực phẩm không đảm bảo an toàn: 400 kg nội tạng.

+ Và các mặt hàng bánh kẹo, giải khát quá hạn sử dụng, không có nhãn mác.

            - Phạt tiền: 750.000đ (so với năm 2017: 2.500.000đ)

 

1.17.4. Thức ăn đường phố:

Triển khai mô hình điểm thức ăn đường phố tại phường Hương Văn quản lý 67 cơ sở, tập huấn 56 người, tổ chức ký cam kết thức ăn đường phố tại tuyến các xã, phường: 310/349 đạt tỷ lệ 88,8%

1.17.5. Ngộ độc thực phẩm:

Năm 2018, trên địa bàn xảy ra 02 vụ ngộ độc thực phẩm (Bình Thành: 01; Bình Điền: 01) với tổng số 08 người mắc, không có trường hợp tử vong. Đã phối hợp chi cục ATVSTP, Trung tâm KSBT tỉnh và  Ban chỉ đạo VSATTP xã Bình Thành, Bình Điền điều tra, xử lý. So với năm 2017 (01 vụ/06 người mắc/không có tử vong).

1.17.6. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP:

- Thẩm định và triển khai ký cam kết cho 07 bếp ăn tập thể (Mầm non Hải Dương: 02, mầm non Hương Chữ: 02, Tiểu học số 1 Hương Vinh, Mầm non Mai Khôi - Hương Hồ, Công ty CP Gạch Tuy nen số 1 Thừa Thiên Huế).

- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho 04 cơ sở.

Tỷ lệ các cơ sở dịch vụ ăn uống được cấp giấy tính đến tháng 10 năm 2018: 40/47= 85,1% (so với năm 2017: 86,4%)

Tỷ lệ các bếp ăn tập thể tuyến thị xã quản lý ký cam kết đảm bảo ATTP: 51/55 = 92,7% (so với năm 2017: 94,9%)

1.17.7. Công tác ký cam kết tuyến xã, phường:

Số cơ sở ký cam kết theo hướng dẫn của Thông tư số 47/2014/TT-BYT là: 628/726 cơ sở, đạt tỷ lệ 86,5% (năm 2017: 90,4%)

Nhận xét: công tác ký cam kết đảm bảo VSATTP tại xã, phường giảm hơn so với cùng kỳ năm 2017. Nhiều đơn vị có tỷ lệ thấp chưa tốt như Hương Hồ, Hương An, Hương Bình, Hương Văn.

Nhận xét:

- Các biện pháp xử lý vi phạm tại tuyến xã, phường còn hạn chế, chủ yếu là cảnh cáo, nhắc nhở nên chưa có tính răn đe.

- Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nhỏ lẻ, lưu động chiếm số lượng lớn nên điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa bảo đảm, còn nhiều  hạn chế, vì vậy ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP

            - Do kiến thức và trình độ của người sản xuất kinh doanh thực phẩm còn hạn chế, do sự tác động của cơ chế thị trường, nên những người sản xuất kinh doanh thực phẩm đã vô tình hoặc cố ý làm sai các quy định về ATVSTP. Thêm nữa, những người tiêu dùng cũng chưa nhận thức đúng hoặc có thái độ làm ngơ trước những hành vi vi phạm về ATVSTP.

- Một số lễ hội nhỏ, tiệc cưới hỏi tại tuyến xã, phường chưa được báo cáo và giám sát chặt chẽ.

            - Công tác kiểm tra giám sát tuyến xã, phường còn yếu, chưa thường xuyên.

            Kiến nghị:

            UBND các cấp và lãnh đạo các ban ngành duy trì thường xuyên các hoạt động về quản lý, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm để chủ động phòng ngừa ngộ độc và các bệnh dịch lây qua đường ăn uống.

            Tăng cường chỉ đạo Ban chỉ đạo VSATTP các xã, phường về công tác quản lý, giám sát lĩnh vực an toàn thực phẩm tại địa phương.

1.18. Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng:

- Số xã, phường triển khai chương trình 16 xã, phường: 16/16

Tổng số người khuyết tật đang quản lý tại phần mềm: 1890

            Có 16/ 16 xã, phường có chương trình PHCNDVCĐ

            - Số bệnh nhân còn lại cuối năm 2018: 169 BN

            - Số bệnh nhân mới đưa vào trong năm 2018: 64 BN

            - Số bệnh nhân đưa ra khỏi chương trình: 75 BN

            - Số bệnh nhân đang luyện tập: 158 BN

            - Số bệnh nhân tiến bộ: 119 BN

            - Số bệnh nhân tiến bộ về hội nhâp: 50 BN

          Trong năm 2018 được sử hỗ trợ của dự án IC người khuyết tật vận động được khám sàng lọc và cấp 181dụng cụ di chuyển cho NKT.

            Công tác đánh giá hoạt động chương trình của các Trạm Y tế xã, phường  năm 2018 kết quả đạt được: 16/16 xã, phường đạt loại tốt.

2. Hoạt động DS-KHHGĐ:

2.1. Kết quả thực hiện các hoạt động sự nghiệp dân số

2.1.1. Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ

- Hoạt động cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ được triển khai thường xuyên. Trong năm đã triển khai chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ đến các xã khó khăn. Năm 2018, kết quả Chiến dịch đạt 118% so kế hoạch.

- Triển khai TTXH bao cao su và thuốc uống tránh thai Night Happy góp phần đa dạng các kênh cung cấp PTTT. Trong năm 2018 đã tiếp thị 10.000 cái bao cao su, 1700 vỉ thuốc tránh thai Night Happy.

2.1.2.Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh (Sàng lọc trước sinh, sơ sinh; Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Tư vấn và chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng).

- Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh

Triển khai 16/16 xã phường tổ chức được 16 buổi nói chuyện chuyên đề tại cộng đồng với 860 lượt người tham gia. Tổ chức tư vấn tại Trạm Y tế xã, phường cho 1000 lượt thai phụ.

- Số thai phụ được sàng lọc trước sinh: 860/1720 người, tỷ lệ: 50%. Số trẻ sơ sinh được sàng lọc sau sinh: 198/1720 cháu. tỷ lệ: 11,5 %.

- Đề án tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân

Triển khai 16 xã, phường và trường THPT Hương Trà tổ chức được 51 buổi sinh hoạt Câu lạc bộ với 5667 lượt người tham gia, trong đó lồng ghép trao giấy chứng nhận kết hôn cho 62 cặp vợ chồng.

- Đề án truyền thông giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Triển khai tại 16 xã, phường với các hoạt động: Phát thanh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng 48 buổi đạt tỷ lệ 100%.

            Phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ thị xã duy trì hoạt động của 16 câu lạc bộ "Phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên giúp nhau phát triển kinh tế gia đình" tại các xã, phường nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.

Tổ chức diễn đàn truyền thông giảm thiểu tình trạng MCBGTKS tại 16 xã, phường với 624 lượt người tham dự.

- Đề án Tư vấn và chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng

Triển khai 08 đơn vị: Hương Hồ, Hương An, Hương Vân, Hương Phong, Hương Toàn, Bình Điền, Hương Thọ và Hải Dương. Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ “Người cao tuổi giúp người cao tuổi” được 24 buổi với 695 lượt tham gia, góp phần huy động người cao tuổi tham gia vận động con cháu thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.

Tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe: 61,2%, tăng 10 % so năm 2017.

2.1.3. Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình

*Chương trình nâng cao năng lực

- Tăng cường công tác quản lý thông tin chuyên ngành, tiếp tục thực hiện cập nhật thông tin biến động về DS-KHHGĐ vào kho dữ liệu điện tử của ngành.

- Tổ chức 08 lớp tập huấn nghiệp vụ DS-KHHGĐ cho 218 (100%) Cộng tác viên và chuyên trách DS-KHHGĐ trên địa bàn.

* Chương trình truyền thông thay đổi hành vi

- Các hoạt động phối hợp lồng ghép nội dung DS-KHHGĐ với hoạt động của các ngành, đoàn thể qua chương trình phối hợp truyền thông và hợp đồng trách nhiệm đã được triển khai tích cực, góp phần giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tại nhiều địa bàn.

- Các ngành, đoàn thể đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai như Hội nông dân thị xã tổ chức diễn đàn “Nam Nông dân với chương trình Dân số-KHHGĐ” tại 3 xã Hải Dương, Hương Phong, Hương Vinh, qua đó phổ biến các chính sách của Nhà nước về DS-KHHGĐ và cung cấp các kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam giới.

- Hoạt động xây dựng mô hình “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ ba trở lên: Tiếp tục thực hiện kế hoạch triển khai xây dựng mô hình “xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” giai đoạn 2016-2020. Kết quả:

+ Số cụm dân cư đã đăng ký xây dựng mô hình:       139/139 ( 100%) cụm

+ Tổng số cụm duy trì 119/139 (86%) trong đó số cụm đạt 1 năm: 31 cụm, số cụm đạt 2 năm: 1 cụm ( thôn 1, xã Hồng Tiến) số cụm đạt 3 năm ( TDP 10, Hương Hồ), số cụm đạt 5 năm: 1 cụm ( TDP Thanh Khê, Hương Xuân). Trong đó 2 đơn vị đã được UBND tỉnh khen thưởng gồm TDP 10, Hương Hồ (3 năm liền) và TDP Thanh Khê, Hương Xuân (5 năm liền ) không có người sinh con thứ ba trở lên.

- Mô hình Câu lạc bộ “Nam nông dân không sinh con thứ 3 trở lên”

Phối hợp với Hội nông dân thị xã tổ chức hoạt động mô hình CLB tại 07 đơn vị: Hương Toàn, Hương Phong, Hương Xuân, Hương Vinh, Hương Thọ Hương Vân và H. Bình, sinh hoạt CLB được 04 buổi với 134 lượt người tham dự.

2.1.4. Đề án kiểm soát dân số vùng biển, ven biển, đầm phá

Tiếp tục triển khai các hoạt động “Đề án kiểm soát dân số vùng biển, ven biển, đầm phá, vạn đò giai đoạn 2009-2020” (Đề án 52) tại các xã Hải Dương, Hương Phong, Hương Vinh.

- Phối hợp Hội Nông dân tổ chức diễn đàn "Nam Nông dân với Công tác DS-KHHGĐ" 3 buổi với 185 người tham dự.

- Đội tuyên truyền lưu động tổ chức 06 buổi truyền thông tư vấn tại các bến đò, chợ, nơi tập trung đông người.

- Kết quả đợt Tăng cường tại các xã Đề án 52: đạt 109 % so kế hoạch. Trong đó: Đình sản 05/3 (167%), DCTC 145/147 ( 99%), Bao cao su 764/660 (116%), Thuốc tiêm 75/36 ((208%), Thuốc uống 609/615 ( 99%).

2.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về Dân số-KHHGĐ

a. Về Dân số

- Tổng số trẻ em sinh năm 2018: 1.706 trẻ, giảm 152 trẻ so với cùng kỳ; Trong đó nữ: 797, Tỷ số giới tính khi sinh114 (trẻ trai/100trẻ gái).  Số sinh con thứ 3 trở lên là 258 trẻ, so cùng kỳ giảm 32 trẻ; Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 15,0% giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Các đơn vị có tỷ lệ sinh con thứ ba lên cao trên mức bình quân thị xã: Hương Văn 20,7, %, Hương Hồ (16,7%), Hương Phong (16,2%), Hương Thọ 15,8%, Hương Vinh (15,7%), Hương Vân (15,6%).

Số Cán bộ, Đảng viên vi phạm chính sách DS-KHHGĐ là 11 trường hợp, chiếm tỷ lệ 4,2% trong tổng số vi phạm. Trong đó đội ngũ giáo viên 05 trường hợp chiếm 45,5% trong số cán bộ, đảng viên vi phạm.

b. KHHGĐ:Tổng cộng các BPTT:  6.821/6.665 (đạt 102% so KH). Trong đó: DCTC: 1033/1.100 đạt 94,%, Triệt sản: 32/20 đạt 160%, BCS: 3.364/3.000 đạt 112,%, Thuốc tiêm: 395/300 đạt 132%, Thuốc cấy: 7/45 đạt 16%, Thuốc uống: 1990/2.200 đạt 90,%.

            Các xã đạt thấp về DCTC: Hương Xuân: 33/65 (51,%), Tứ Hạ: 63/75 (84,%), Hồng Tiến 22/34 ( 65%). Hương Văn: 57/75 (76,%), Hương vân 44/58 (76%).

c. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về Dân số-KHHGĐ

 

Stt

Chỉ tiêu

Kế hoạch

Thực hiện

So sánh

1

Giảm sinh (%o)

0,2

0,2

Đạt KH

2

Tỷ suất sinh (%o)

14,7

< 13,3

Vượt KH

3

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

1,02

1,02

Đạt KH

4

Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên (%)

< 15,0

15,0

Đạt KH

5

Tỷ lệ  áp dụng BPTTHĐ (%):

71

71.3

Vượt KH

 

2.3. Những khuyết điểm, hạn chế

            - Mức sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tuy có giảm so với năm 2017 nhưng còn ở mức cao so toàn tỉnh (toàn tỉnh năm 2018 là 14,2%). Tỷ số GTKS đang ở mức cao (114 nam /100 nữ).

             - Việc xây dựng mô hình "Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” giai đoạn 2016-2020 thiếu bền vững, tỷ lệ vi phạm cam kết sau khi xây dựng còn cao.

- Tỷ lệ thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại nhất là Dụng cụ tử cung còn thấp (đạt 94 %).

- Tỷ lệ thực hiện sàng lọc sơ sinh còn thấp.

- Việc triển khai tiếp thị xã hội và xã hội hóa các phương tiện tránh thai thực hiện còn thấp.

2.4. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân khách quan:

 Do ý thức của người dân chưa chấp nhận quy mô gia đình ít con, vẫn còn tư tưởng muốn có đông con, nhất là các cặp vợ chồng có 2 con trở lên 1 bề muốn có con trai để nối dõi tông đường.

- Việc chuyển đổi cơ chế chính sách từ cấp PTTT miễn phí sang tiếp thị xã hội nên đối tượng chưa chấp nhận cùng chi trả.

- Ngân sách Trung ương đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ giảm nên ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng hoạt động DS-KHHGĐ.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Một số Địa phương chưa thật sự quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện công tác DS-KHHGĐ.

- Việc thực hiện chế tài xử lý vi phạm chính sách Dân số theo Quy ước thôn, tổ dân phố văn hóa không thực hiện được nên người dân không nghiêm túc thực hiện, tình trạng vi phạm cam kết còn cao.

- Kinh phí các xã, phường chi trực tiếp cho công tác DS-KHHGĐ còn thấp, bình quân 5 triệu đồng/xã, phường/năm.

- Công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ chưa hiệu quả, thiếu tính bền vững; đội ngũ làm công tác dân số thôn, tổ dân phố thiếu ổn định, chế độ chính sách còn thấp.

 

3. Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản

 

Stt

Nội dung hoạt động

Kế hoạch 2018

Kết quả đạt 2018

Kết quả đạt 2017

1

Tổng số sinh

1.808

1745

1800

2

Tổng số phụ nữ có thai

2.406

2293

2406

3

Số phụ nữ đẻ được quản lý thai sản

1.808

1745

1791

4

Tỷ suất chết mẹ

00

00

00

5

Tỷ lệ sơ sinh nặng dưới 2500g

15(1,1%)

5(0,2%)

20(1,1%)

6

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân năng/tuổi)

<7,4%

6,7%

7,4%

7

Số lần PN có thai được khám trước khi sinh

8.266

7522

8178

8

Số lần khám thai bình quân/tổng số sinh

4 lần

4,3

3,4

9

Chăm sóc sau sinh ít nhất 1 lần

1.808

1741

1800

10

Tỷ lệ sinh do cán bộ y tế đở

100%

100%

100%

11

Bình quân số lần khám phụ khoa trên phụ nữ có điều kiện đẻ

0,5 lần

0,7 lần

0,7 lần

12

Số mắc bệnh được điều trị:

100%

100%

100%

 

Để tăng cường cung cấp dịch vụ SKSS - KHHGĐ có chất lượng cho phụ nữ sống tại vùng khó khăn, khoa CSSKSS phối hợp cùng phòng DS -KHHGĐ triển khai kỹ thuật 2 đợt chiến dịch trên toàn địa bàn thị xã trong năm 2018 với các nội dung: KHHGĐ, làm mẹ an toàn, phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục và tuyên truyền, tư vấn để nâng cao hiểu biết và khả năng lựa chọn của đối tượng; 100% bệnh phụ khoa được khám và cấp thuốc điều trị.

4. Hoạt động của chương trình Quân dân y kết hợp:

            - Kiện toàn ban Buân dân Y của thị xã, củng cố đội phẫu thuật cấp cứu bụng, TTB, tập huấn cấp cứu bụng . Đội phẫu sẵn sàng đáp ứng kịp thời, hiệu quả các yêu cầu trong tình huống khẩn cấp. Tập huấn sơ cấp cứu cho 40 cán bộ lực lượng dân quân của 4 xã Hương Toàn, Hương Vinh, Hương Phong và Hải Dương, Khám diện chính sách nhân ngày 27/7/2018 cho 125 đối tượng tại xã Hương Bình

- Phối hợp với Ban chỉ huy quân sự thị xã Hương Trà tập huấn Thông tư số 16/2016-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng hướng dẫn khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự cho ban chỉ đạo tuyển quân của 16 xã, phường và đoàn khám sức khỏe NVQS.

- Tham dự giao ban Quân dân Y với đồn biên phòng

            - TTYT thị xã đã phối hợp với Ban chỉ huy quân sự thị xã tổ chức khám tuyển NVQS: từ khâu sơ tuyển cấp xã, phường đến tổ chức khám tuyển cấp thị xã theo hướng dẫn Thông tư 16 của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng về công tác khám tuyển nghĩa vụ quân sự và giao quân đạt 100%

Khám tuyển nghĩa vụ quân sự:

Tổng số khá : 564/569 đạt  99.12 % so với chỉ tiêu

Số thanh niên đạt sức khỏe loại 1,2,3: 412/564 =  73%

Số thanh niên sức khỏe loại 4,5,6:  152/564 =  27%     

Khám tuyển nghĩa vụ công an nhân dân:

Tổng số khám: 47 /48 đạt  97.91 % so với chỉ tiêu

Số thanh niên đạt sức khỏe loại 1,2,3: 36/47 = 76.5%

Số thanh niên sức khỏe loại 4,5,6:  11/47 =  23.40%     

Xét nghiệm: 412 trường hợp trong đó có 02 trường hợp dương tính với ma túy (Morphin).

            - BCH Quân sự thị xã đã phối hợp chặt chẽ với TTYT chỉ đạo lực lượng tại chỗ của các xã/ phường tham gia các hoạt động:

+ TTGDSK phòng chống dịch bệnh: Tay chân miệng, Sốt xuất huyết, liên cầu lợn, Tiêu chảy cấp, cúm A H5N1, H1N1…

+ Tham gia các đội phun thuốc chủ động diệt muỗi phòng chống SXH.

+ Tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm và thau vét bọ gậy…

5. Công tác phòng chống thiên tai thảm họa: Chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai tham họa hàng năm: Thành lập các tổ cấp cứu thường trực tại các địa bàn xung yếu như Hải Dương, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Toàn, chuẩn bị các hậu cần tối thiểu: thuốc, hóa chất, lương thực, thực phẩm cung cấp cho cán bộ và bệnh nhân tại bệnh viện và các xã, phường khi có sự chia cắt; Có các phương án sẵn sàng đáp ứng khi có thiên tai và khắc phục các hậu quả của thiên tai gây ra và phòng ngừa dịch bệnh.

6. Hoạt động khám chữa bệnh:       

Trung tâm Y tế tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị hiện đại phục vụ khám chữa bệnh;

- Phát động phong trào cơ sở y tế Xanh - sạch - đẹp, bệnh viện không thuốc lá.

- Triển khai kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và cho cán bộ ký cam kết thực hiện để từng bước củng cố niềm tin của người bệnh.

- Tổ chức Hội thi thực hiện quy tắc ứng xử cho cán bộ, viên chức toàn Trung tâm Y tế, nghiêm túc thực hiện 12 điều quy định về Y đức của Bộ Y tế.

- Tổ chức giáo dục pháp luật hàng quý, tập huấn chuyên môn nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và nêu cao tinh thần phục vụ người bệnh.

- Lấy tiêu chí chất lượng bệnh viện làm nền tảng, là chỉ tiêu cho sự phấn đấu phát triển của bệnh viện để phục vụ bệnh nhân.

6.1. Kết quả KCB tại bệnh viện:

 

STT

Nội dung

2017

2018

% tăng giảm so với năm 2017

1

Số lượt khám bệnh chung

74.629

75.287

0.9

2

Số lượt khám BHYT

70.839

73.088

3.2

3

Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú chung (BHYT+NV95)

5.745

5.708

-0.6

4

Số lượt BN nội trú có BHYT

5.506

5.577

1.3

5

Số ngày điều trị nội trú chung (BHYT+NV95)

34.964

35.504

1.5

6

Công suất SDGB (BHYT+NV95)

106,4%

108%

 

7

Ngày điều trị trung bình

6,0

6,2

 

8

Luân lưu giường bệnh

4,3

4,3

 

9

Tử vong nội viện sau 24 giờ

0

0

 

10

Tổng số phẫu thuật tại đơn vị

1.236

1.436

16.2

 

Phẫu thuật loại I

58

53

-8.6

 

Phẫu thuật loại II

590

658

11.5

 

Phẫu thuật loại III

588

725

23.3

11

Tổng số thủ thuật thực hiện

13.715

13.728

0.1

12

Tổng số ca đẻ tại đơn vị

330

250

24.2

 

Trong đó mổ lấy thai

26

22

15.4

6.2. Cận lâm sàng:

 

STT

Nội dung

2017

2018

% tăng giảm so với năm 2017

1

Sinh hoá

26.559 lượt

25.699 lượt

-3.2

2

Huyết học

14.339 lượt

12.875 lượt

-10.2

3

Vi sinh

1.121 lượt

1.434 lượt

27.9

4

X quang 

18.130 lượt

18.575 lượt

2.5

5

Siêu âm

11.699 lượt

12.373 lượt

5.8

6

Điện tim

3.165 lượt

3572 lượt

12.9

7

Nội soi

533 lượt

445 lượt

-16.5

 

Trong đó: KCB bằng YHCT:

STT

Nội dung

2017

2018

% tăng giảm so với năm 2017

1

Điều trị ngoại trú có bệnh án

557

545

-2.2

2

Điều trị nội trú

405

378

-6.7

3

Tổng số ngày điều trị nội trú

6399

5193

-18.8

4

Tổng số lần châm

10681

10410

-2.5

5

Thủy châm

398

757

90.2

 

Hồng ngoại

0

565

 

 

Giác hơi

0

240

 

6

CSSDGB (%)

111%

95%

-14.4

 

CÔNG SUẤT SỬ DỤNG GIƯỜNG
BỆNH CỦA CÁC KHOA LÂM SÀNG

 

STT

KHOA

CSSDGB

NGÀY TB

LLGB

1

Khoa HSCC

101.7%

7,9

3,8

2

Khoa Nội

132%

4.4

6

3

Khoa Nhi

98%

5,2

4,5

4

Khoa LCK

100%

7,6

4,0

5

Khoa CSSKSS

64%

5,3

3,6

6

Khoa Truyền Nhiễm

97,4%

4,5

4,9

7

Khoa Ngoại

117,4%

6,9

3,5

8

Khoa YHCT

95%

13.7

1.6

 

6.3. Kết quả KCB tại TYT:

 

STT

Nội dung

2017

2018

% tăng giảm so với năm 2017

1

Tổng số lần khám bệnh chung

94.226

83.790

-11.1

2

Trong đó

- KCB BHYT

- KCB TE < 6 tuổi

79.941

13.213

65.042

9.176

-18.6

-30.6

3

Cận lâm sàng

 

 

 

 

- Sinh hóa

226

77

-65.9

 

- Siêu âm

516

425

-17.6

 

- Điện tim

178

190

6.7

 

Trong đó: KCB bằng YHCT tại TYT:

 

STT

Nội dung

2017

2018

% tăng giảm so với năm 2017

1

Điều trị ngoại trú có bệnh án

2.306

1.106

-52.0

2

Số lần châm cứu

8.279

10.179

22.9

3

Số xã đạt tiên tiến y dược cổ truyền

13

14

 

 

6.4. Công tác chuyển tuyến

 

Stt

Nội dung

2017

2018

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

1

Chuyển tuyến

5.261

7,0%

6.218

8.5%

2

Chuyển viện

74

1,28%

85

1.4%

 

Tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến cao hơn cùng kỳ năm trước, tuy nhiên tỷ lệ chuyển viện lại thấp hơn.

 Tỷ lệ chuyển tuyến trong phân tuyến kỹ thuật đã đăng ký do nhiều lý do: chiếm 4.5%  tập trung một số nhóm bệnh: Tăng huyết áp /Bệnh ĐMV, bệnh động mạch vành ổn định, Thai đủ tháng chuyển dạ/VMC, viêm gan, gãy xương, RTV, sỏi túi mật, Viêm tủy răng hoặc chuyển theo yêu cầu của người bệnh hoặc người nhà.

 

10 nhóm bệnh có tỷ lệ chuyển cao nhất trong năm

 

TT

Nhóm bệnh/ hội chứng

Số lượt chuyển tuyến

Chủ yếu chuyển đi đâu

Tỷ lệ

1

Đục thủy tinh thể

326

Bệnh viện Mắt

20.67%

2

Rối loạn tâm thần, ĐK

199

BVTâm thần

12.62%

3

Hoại tử tủy

158

BV Răng Hàm Mặt

10.02%

4

Rối loạn  dạng cơ thể

144

BV Tâm thần

9.13%

5

Các bệnh tim mạch

141

Đại học Y Dược

8.94%

6

Thai nghén nguy cơ cao

125

Đại học Y Dược

7.93%

7

Nhóm bệnh: Nhiễm  độc giáp, Bướu giáp đơn nhân

63

Trung ương Huế

3.99%

8

Nhóm bệnh về máu, suy thận, ung thư

51

Đại học Y Dược

3.23%

9

Đái tháo đường không đáp ứng thuốc uống

32

TW cơ sở II

2.03%

10

Nhóm bệnh COPD - Lao

30

Bệnh viện Lao và bệnh phổi

1.8%

 

6.5. Công tác điều dưỡng:

* Công tác chăm sóc bệnh nhân:

- Điều dưỡng đã thực hiện nhanh chóng, kịp thời y lệnh của bác sĩ, đảm bảo đúng cơ bản các quy trình kỹ thuật trong công tác chuyên môn.

- Theo dõi bệnh nhân chu đáo, báo cáo và ghi chép kịp thời các nội dung công việc và diễn biến của bệnh nhân, không để xảy ra sai sót nghiêm trọng.

- Tinh thần thái độ phục vụ BN của các điều dưỡng ngày càng tốt, gây được thiện cảm đối với BN và người nhà.

- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao kiến thức, tham gia tập huấn quy tắc ứng xử đầy đủ.

* Giáo dục bệnh nhân: Duy trì sinh hoạt hội đồng người bệnh cấp Bệnh viện, khoa; Khảo sát sự hài lòng của người bệnh nội trú qua các quý có mức độ hài lòng tăng dần từ  80 – 92 – 93%; Ngoài ra đã tổ chức TTGDSK cho bệnh nhân và người nhà về công tác phòng chống một số bệnh thường gặp, chế độ ăn điều trị.

* Công tác vệ sinh vô khuẩn, phân loại rác thải:  Công tác vệ sinh, vô khuẩn đã được duy trì thường xuyên, chủ động phân loại rác từ nguồn phát sinh theo quy định, kiểm tra theo bảng kiểm các quy trình vô khuẩn; kiểm tra, đánh giá chất lượng môi trường vệ sinh vô khuẩn tại các khu vực phẫu thuật, thủ thuật, trong phòng mổ, dụng cụ trang thiết bị.

*Việc thực hiện quy trình kỹ thuật và các nội quy, quy chế: Trong năm 2018, hội đồng điều dưỡng đã xây dựng 20 quy trình điều dưỡng và bổ sung thêm 04 bài Giáo dục sức khỏe cho người bệnh; Tập huấn lại cho đội ngũ điều dưỡng, NHS, KTV về tiêm an toàn, kiểm tra định kỳ các khoa việc thực hiện các quy chế chuyên môn và thực hiện nội quy bệnh viện và tổ chức Hội thi điều dưỡng giỏi năm 2018.

Tồn tại:

- Hồ sơ bệnh án được tổng kết và nộp cho phòng kế hoạch chưa kịp thời.

.           - Sinh hoạt bệnh nhân cấp khoa tổ chức chưa đều, chưa tự giác thực hiện, còn chờ nhắc nhở.

            - Công khai thuốc cho BN đôi lúc chưa kịp thời, không khóa tổng số thuốc dùng trong ngày.

            - Việc phân loại, thu gom rác thải đôi lúc còn lẫn lộn.

            - Nhà vệ sinh một số khoa đôi khi còn có mùi, chưa thực sự sạch sẽ làm bệnh nhân và người nhà không hài lòng.

            - Công tác phân công chăm sóc theo nhóm chưa thực hiện thường xuyên do thiếu nhân lực (do đi học, sinh đẻ).

7. Các hoạt động khác:

7.1. Xây dựng xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia Y tế xã và cấp phép hoạt động KCB

- Căn cứ Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia Y tế xã giai đoạn đến  2020 ban hành kèm Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hiện tại đơn vị đã có 100%  xã, phường đạt chuẩn quốc gia theo bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 và có 13/16 TYT đạt lần 2. Có 14/16 xã đạt tiên tiến Y dược cổ truyền.

7.2. Công tác quản lý dược:

- Hội đồng kiểm nhập thuốc của trung tâm hoạt động tương đối tốt, trong  kỳ  đã nhập thuốc đúng theo quyết định đấu thầu đã được phê duyệt của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Thực hiện cung ứng thuốc theo đấu thầu đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc thiết yếu đặc biệt tại các TYT xã, phường.

- Thực hiện cung ứng thuốc - VTTH có chất lượng, công khai sử dụng thuốc cho bệnh nhân và cho bệnh nhân uống thuốc theo thời khắc tại các khoa phòng bệnh viện.

- Công tác cung ứng thuốc:

            + Tổng số tiền thuốc tân dược nhập trong năm:         9.781.713.000đ       

            + Tổng số tiền thuốc tân dược sử dụng trong năm:     9.011.538.000đ

            + Trong đó:

Kháng sinh:                             2.315.965.000đ                tỉ lệ: 25.7 %

Kháng viêm, giảm đau:              784.000.000đ                 tỉ lệ: 8,7 %

Vitamin:                                    540.692.000đ                  tỉ lệ: 6 %

Dịch truyền                                 45.057.000đ                  tỉ lệ: 0,5%

            + Tổng số tiền thuốc YHCT nhập trong năm:           1.713.721.500đ

            + Tổng số tiền thuốc YHCT sử dụng trong năm:         1.660.484.200đ

7.3. Công tác nghiên cứu khoa học:

TTYT đã phát động phong trào NCKH trong toàn cán bộ Y tế thị xã. Năm 2018 đã có 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, 4 đề tài NCKH cấp cơ sở được nghiệm thu và công nhận.

 

7.4. Công tác cán bộ và đào tạo:

7.4.1. Cán bộ: Tổng số 255 cán bộ được phân bố như sau:

 

Stt

 

BGĐ và các phòng chức năng

Các khoa

Trạm Y tế

1

BS CKII

02

 

 

2

BS CKI

02

13

03

3

Bác sĩ

 

12

13

4

Dược sĩ CKI

01

 

 

5

Dược sĩ ĐH

 

02

 

6

Dược sĩ TH

 

06

07

7

CKI YTCC

 

01

 

8

CN YTCC

 

05

 

9

Cử nhân ĐD

01

05

 

10

CĐ điều dưỡng

 

11

03

11

Điều dưỡng TH

 

21

05

12

Điều dưỡng sơ học

 

 

02

13

Cử nhân hộ sinh

01

05

02

 

HS cao đẳng

 

 

01

14

HS trung học

01

09

18

15

Hộ sinh sơ học

 

 

01

16

Y sĩ

trong đó YSYHCT

 

05

03

35

15

17

KTV Y đại học

 

01

 

18

KTV Y CĐ

 

02

 

19

KTV Y TH

 

07

 

20

Đại học khác

07

03

03

21

Cao đẳng khác

02

01

 

22

Trung học khác

01

 

13

23

Viên chức khác và Hợp đồng theo NĐ 68

06

08

 

24

Hợp đồng ngoài định biên

03

04

01

 

Tổng cộng

27

121

107

 

7.4.2. Đào tạo: Với tổng số cán bộ hiện có là 255, trong đó đang đào tạo:

            + 03 bác sỹ chuyên khoa định hướng

            + 10 bác sỹ (đa khoa, y học cổ truyền, y học dự phòng)

+ 06 cử nhân (các ngành điều dưỡng, xét nghiệm)

+ 01 dược sỹ đại học

+ 08 cao đẳng (các ngành điều dưỡng, hộ sinh, dược)

 

7.5. Công tác thi đua khen thưởng:

            Sở Y tế tặng giấy khen: 07 tập thể và 24 cá nhân

Đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”: 34 người

Đạt danh hiệu “ Lao động tiến tiến”: 232

Trung tâm Y tế khen: 11 tập thể và 50 cá nhân

III. KẾT LUẬN:

Dưới sự lãnh chỉ đạo của Thị uỷ, HĐND, UBND thị xã và Sở Y tế, Trung tâm Y tế thị xã đã phối hợp chặt chẽ với các Ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn, toàn thể cán bộ công nhân viên Trung tâm y tế từ thị xã đến xã, phường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2018.

1. Tham mưu tốt cho Ủy ban nhân dân thị xã về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

2. Hoạt động phòng chống dịch được triển khai một cách chủ động và hiệu quả, các bệnh dịch nguy hiểm đã được khống chế, đẩy lùi.

3. Công tác VSATTP được đảm bào không xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm hàng loạt.

4. Các chương trình y tế dự phòng triển khai có hiệu quả và đạt mục tiêu.

5. Công tác DS – KHHGĐ hoạt động có hiệu quả và đạt được kết quả khá tốt: Giảm sinh và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.

6. Công tác khám chữa bệnh được duy trì về cả số lượng, chất lượng dịch vụ và tinh thần thái độ phục vụ, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Chất lượng của bệnh viện đạt 3.21 điểm theo Bộ tiêu chí chất lượng của Bộ Y tế.

7. 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia theo Bộ tiêu chí giai đoạn đến 2020; 87,5% TYT đạt tiên tiến Y Dược cổ truyền.

8. TTYT ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khám chữa bệnh, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT, Quản lý bệnh truyền nhiễm, TCMR và quản lý điều hành. Đang triển khai Hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân theo quyết định số: 831/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2017 của Bộ Y tế về việc mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu (Ngày 31/12/2018: tạo lập: 67%, khám tạo lập đạt tỷ lệ 37%).

9. Tự chủ một phần tài chính trong công tác khám chữa bệnh.

PHẦN II:

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2019

I. Mục tiêu:

1. Thực hiện tốt các chương trình y tế dự phòng, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn.

            2. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đặc biệt là các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao.

            3. Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ y tế có chất lưllượng cao, được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần.

            4. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức.

            5. Tiếp tục duy trì các xã, phường đạt chuẩn quốc gia và tiên tiến Y dược học cổ truyền.

            6. Xây dựng bệnh viện đạt tiêu chí chất lượng của Bộ Y tế ban hành, phấn đấu đạt 3.5 điểm

 

II. Những định hướng hoạt động chính năm 2019:

1.Tiếp tục tham mưu Thị ủy, UBND thị xã thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) gồm Nghị quyết 18,19,20,21-NQ/TW. Đặc biệt là Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới.

2. Tổ chức học tập, quán triệt tới cán bộ, viên chức của TTYT các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực y tế. Tiếp tục đổi mới, nâng cao tinh thần thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ y tế, lấy người bệnh làm trung tâm và hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện quy tắc giao tiếp, ứng xử, xây dựng bệnh viện xanh, sạch, đẹp.

3. Tiếp tục triển khai có hiệu quả và chủ động phòng chống các loại dịch bệnh, hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra dịch bệnh. Đồng thời thực hiện và chủ động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng. Phối hợp liên ngành; tăng cường các giải pháp kiểm soát ngộ động thực phẩm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm khắc các vi phạm về ATTP

4. Tập trung phát triển kỹ thuật mới các lĩnh vực: TMH, Ngoại, Sản phụ khoa, YHCT để nâng cao chất lượng KCB; Nâng cao chất lượng bệnh viện và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh.

Tiếp tục triển khai Thông tư 39 /2017/TT-BYT ngày 18  tháng 10 năm 2017  của Bộ Y tế về việc Quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở.

5. Thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch CSSKSS, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

6. Tiếp tục đào tạo chuyên khoa phù hợp để thực hiện khám chữa bệnh đúng chuyên khoa. Phấn đấu có những thầy thuốc giỏi về chuyên môn, tốt về y đức ở các lĩnh vực và các tuyến.

7. Tiếp tục cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học công nghệ trong công tác khám chữa bệnh và quản lý điều hành, triển khai kế hoạch tạo lập hồ sơ  điện tử quản lý sức khỏe toàn dân phục vụ công tác CSSKBĐ trên địa bàn thị xã.

 

 

TTYT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 8.156