Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hương Trà mất mùa Sen,nông dân mất thu nhập lớn
Ngày cập nhật 11/06/2018

Trồng sen trên những diện tích đất bạc màu là giải pháp chuyển đổi canh tác phù hợp, cải thiện đáng kể đời sống cho nông dân một số vùng ở Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, năm nay, sen ở Thừa Thiên Huế bị mất mùa khiến cho người trồng mất thu nhập.

Mọi năm, mùa hè đến phường Hương Chữ (thị xã Hương Trà TT Huế) khi mới vào đầu cổng làng trước mắt chúng ta là một hồ Sen rộng lớn do HTX nông nghiệp La Chữ đảm nhận. Sen được mùa nẩy hạt. Kỹ thụật trồng Sen không khó, quan tâm khâu làm đất để đất được mịn, tơi xốp sau đó cho nước vào để làm cho đất hoai. Sen được trồng từ tháng 1 đến tháng 2 dương  lịch, trồng bằng gốc hoặc tách nhánh, một số nơi thì gieo bằng hạt. Giống Sen rước đây phải mua tận các tỉnh phía Nam nhưng nay các hộ trồng Sen ở  phường Hương Chữ  trải qua kinh nghiệm thực tế đã biết tự nhân giống và cung cấp cho nhau trồng trên diện rộng. Việc tách nhánh để trồng cho năng suất cao hơn trồng bằng gốc. Có một điều đặc biệt mà không phải ai cũng biết đến Sen ở Hương chữ đó là nó có vị thơm đặc trưng , bùi bở…do được trồng trên vùng đất có độ bùn, phù sa cao. Vì vậy, người dân tận dụng mọi cơ hội chăm sóc Sen từ khi ra hoa đến hạt chắc. Mặc dù nhu cầu về Hoa Sen trong những dịp lễ rất được giá khoảng từ 20 đến 30 ngàn đồng trên một chục bông nhưng  họ không bán mà đợi đến khi thu hoạch hạt.

Với 4 hecta trồng sen, tổ dân phố 5 và 6 La Chữ là một trong những vùng canh tác sen lớn nhất ở phường Hương Chữ). Năm nay, ông Lê Ích Bường rất buồn vì không thu hoạch được gì vì những ruộng sen đã khô cháy lá. Sen trồng từ cuối tháng Chạp bị chết phải trồng lại lần 2 rồi cũng không phát triển. Sen bị bệnh thán thư, lá không mở ra được khiến cho cây sen chết ở giai đoạn mới trồng.

Ông Lê Ích Bường (P. Hương Chữ, thị xã Hương Trà) cho biết: “Có nhiều đoàn bảo vệ thực vật về yêu cầu bơm các loại thuốc chống nấm. Chúng tôi cũng đã bơm rồi nhưng sen hiện vẫn bị mo lá, lá không mở ra được”.

Tình trạng bệnh thán thư trên cây sen cũng xảy ra trên cánh đồng gần 2,7 hecta của ông Nguyễn Hữu Thanh (thôn An Thuận, xã Hương Toàn-Hương Trà). Trước đây, hạt sen đem lại cho ông khoản lợi nhuận mỗi năm hơn 300 triệu nhưng giờ đây, sen chết đành nhổ bỏ, ruộng đồng bỏ trống.

Ông Nguyễn Hữu Thanh (xã Hương Toàn, Hương Trà) buồn bã cho biết: “Do nguồn nước không đảm bảo, bị ô nhiễm. Và cũng do thời tiết đột biến nên sen  không phát triển được, chúng tôi mất thu nhập lớn”.

Với hơn 50 hecta trồng sen, thị xã Hương Trà là địa phương có diện tích trồng sen lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc chuyển đổi đất trồng lúa kém chất lượng sang trồng sen đã đem lại cho nông dân nguồn thu nhập gấp 3 lần. Mỗi lần xuống giống sen có thể cho thu hoạch trong 2 năm liền. Nhưng đến mùa thứ 3 cần phải chú trọng cải thiện môi trường đất và nước trước khi trồng để diệt mầm bệnh, nâng cao độ pH cho đất và chọn lọc giống sen mới đảm bảo. Thế nhưng, người trồng sen đã không chú trọng điều này khiến cho mầm bệnh lưu cữu phát tán.

Kỹ sư Phạm Bá Phú (Cán bộ Trạm khuyến nông –lâm – ngư thị xã Hương Trà) cho biết: “Đối với nguồn nước thì phải đảm bảo, không bị ô nhiễm. Bà con cần phải chủ động được nguồn nước với mực nước phải sâu từ 40-50cm thì cây sen mới phát triển tốt được”.

Không chỉ Hương Trà, những vùng trồng sen lớn khác của tỉnh Thừa Thiên Huế như Phong Điền và Phú Lộc cũng thiệt hại do bệnh thán thư. Để khôi phục những mùa sen bội thu như trước, người trồng sen nên thay đổi hình thức canh tác tự phát, cần có sự tư vấn chặt chẽ của cơ quan khuyến nông trong xử lý môi trường trước khi xuống vụ sen.

Xuân Trường
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 3.006