Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa, lạc giữa vụ Đông Xuân 2020-2021
Ngày cập nhật 04/04/2021

Vụ Đông xuân 2020- 2021, toàn thị xã gieo trồng 3.060ha và 790ha lạc. Từ đầu vụ đến nay thời tiết nắng ấm thuận lợi cho lúa, lạc sinh trưởng phát triển tốt, hiện nay cây lúa đang giai đoạn làm đòng và sẽ bắt đầu trổ từ đầu tháng 4, cây lạc đang giai đoạn ra hoa đâm tia. Qua theo dõi sâu bệnh trên đồng ruộng, sâu cuốn lá nhỏ có nhiều pha phát dục, tập trung tuổi 2- 3 và tuổi 5- trưởng thành, mật độ thấp 5- 10con/m2. Bệnh khô vằn phát sinh gây hại trên diện rộng, đặc biệt là các chân ruộng gieo cấy dày, bón thừa đạm. Rầy nâu đã xuất hiện rãi rác trên nếp địa phương, Xi23, HT1, JO2… ở Hương Phong, Hương Vinh, Hương Toàn,... mật độ thấp dưới 750con/m2. Hiện tượng vàng lá trên giống DT100 khá phổ biến do lúa giai đoạn chuyển đòng, một số diện tích thiếu phân, nhiễm chua phèn gây vàng lá, bệnh đốm nâu phát triển mạnh. Ngoài ra có tuyến trùng gây hại cục bộ trên giống DT100, chuột tiếp tục gây hại mạnh trở lại giai đoạn lúa làm đòng,… Cây lạc, bệnh héo rũ gây hại gia tăng, tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, nơi cao 20-30%; bệnh đốm lá gây hại ở những ruộng chăm sóc kém; sâu ăn lá mật độ phổ biến 5-10con/m2, nơi cao 20-30con/m2, sâu đang tuổi 2- 3.

 

Thời gian tới thời tiết còn diễn biến phức tạp, cây lúa sẽ trổ đại trà 7-15/4, các đối tượng sâu bệnh trên tiếp tục gây hại trên diện rộng nếu không quản lý, phòng trừ kịp thời.

Ngày 29/3/2021, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp ban hành Thông báo số 57/TB-TTDVNN về việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa, lạc giữa vụ Đông Xuân 2020- 2021 và đề nghị UBND các phường, xã, các HTXNN thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, thực hiện một số biện pháp sau:

1/ Đối với cây lúa:

- Bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt sẽ phát sinh và gây hại nặng giai đoạn lúa trổ- chín trên tất cả các giống, cần phun phòng khi lúa trổ 3- 5% (chạy vè thưa) bằng các loại thuốc như Beam 75WP, Vibimzol 75WP, Trizole 400SC, Bemsuper 500SC,... kết hợp phun phòng bệnh lem lép hạt bằng TiltSuper 300EC, Vivil 5SC, AmistarTop 325SC, Sagograin 300EC,… và phun lại lần 2 khi lúa vừa trổ xong.

- Sâu cuốn lá nhỏ lứa tuổi 2- 3 lứa gối nở từ 07-12/4/2021 gây hại trên trà trổ muộn, mật độ sâu thấp. Bà con cần theo dõi thời gian sâu nở để phun trừ trên trà muộn nơi mật độ từ 20 con/m2 trở lên khi sâu tuổi 1- 2 bằng các loại thuốc như: Dylan 2EC, Virtako 300SC, Comda gold 5WG, Verismo 240SC, Voliam targo 063SC,...

- Rầy nâu sẽ tiếp tục nở, có nhiều lứa gối nhau và gia tăng mật độ từ giữa tháng 4 giai đoạn lúa ngậm sữa- chín. Thường xuyên kiểm tra, nhất là các giống nhiễm để phun trừ kịp thời nơi có mật độ cao (trên 1.500con/m2) bằng các thuốc như Chess 50WG, Cheestar 50WG, Sagometro 50WG, Oscare 50WG, Startcheck 755WP,… Sau phun 3- 5 ngày kiểm tra lại, nếu rầy tiếp tục nở, mật độ còn cao cần phun lại lần 2 bằng các loại thuốc như Bassa 50EC, Vibasa 50EC …

- Bệnh khô vằn, kiểm tra và phun trừ khi mới xuất hiện bằng các loại thuốc như Validacin 5L, Vivadamy 5WP, Nevo 330EC, Mixperfect 525SC, Saizole 5SL, Vivil 5SC… phun kỹ vào ổ bệnh kết hợp vệ sinh bờ ruộng sạch sẽ.

- Chuột sẽ tiếp tục gây hại mạnh giai đoạn lúa đòng- trổ, cần tăng cường đánh bắt bằng các biện pháp như bẫy kẹp; kết hợp đặt mồi bã quanh bờ ruộng, đê đập bằng thuốc hóa học như Racumin TP 0.75. Không sử dụng điện để đánh bắt chuột.

- Những ruộng bị vàng lá, đốm nâu gây hại trên giống DT100 cần giữ nước trong ruộng, bón bổ sung đạm hoặc phun phân bón lá kết hợp phun thuốc AmistarTop 325SC, TiltSuper 300EC, Mixperfect 525SC… để trừ luôn cả khô vằn, lem lép hạt.              

Ngoài ra, các vùng lúa trước đây thường bị bệnh héo khô cây lúa ở Hương An, Hương Xuân, Hương Văn,... nên phun phòng trừ nấm và vi khuẩn bằng Totan 200WP+ Nevo 330EC hoặc Xantocin 40WP + Nevo 330EC để trừ cả khô vằn, lem lép hạt, phun 2 lần, lần 1 khi lúa trổ vè thưa, lần 2 khi lúa vừa trổ xong.

2/ Đối với cây lạc:

- Tiếp tục chăm sóc xới xáo, bón phân thúc kịp thời cho lạc trà nuộn.

- Bệnh héo rũ (do nấm và vi khuẩn) tiếp tục gây hại, nhất là các vùng đất chuyên trồng lạc, cần theo dõi kiểm tra xác định nguyên nhân gây hại do nấm hay vi khuẩn để phòng trừ hiệu quả bằng các loại thuốc như Ridomil gold 68WP, Vilaxyl 35WP, Mataxyl 500WP (do nấm) hoặc Diboxylin 8SL, Totan 200WP (do vi khuẩn).

- Các bệnh hại khác như đốm lá, gỉ sắt,… theo dõi để phun trừ bằng các loại thuốc: Tiltsuper 300EC, Anvil 5SC,... kết hợp với chăm sóc, bón phân.

- Sâu ăn lá (sâu xanh, sâu khoang) tiếp tục gây hại mạnh, nhất là các ruộng xanh tốt, cần kiểm tra để phun trừ những nơi mật độ sâu cao bằng các loại thuốc như Radiant 60SC, Verismo 240SC, Map Winner 10WG, Vimatox 1.9EC,…

 

Trung tâm DVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 3.524