Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Việc làm của người lao động sau đại dịch Covid-19
Ngày cập nhật 10/09/2021

Việt Nam dù chưa phải là nước có số ca nhiễm cao nhất nhưng cũng đủ để Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động cảm nhận tác động của nó to lớn đến chừng nào. Ngày 01/4/2020, Thủ tương Chính phủ đã công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc, thực hiện “toàn dân chống dịch”. Bài viết đề cập về tác động của Đại dịch Covid-19 đến việc làm của người lao động và đôi điều suy nghĩ về mô hình phát triển của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai.

 

Theo số liệu thống kê, sáng ngày 10/9/2021: hơn 1.120 ca COVID-19 nặng đang thở máy và ECMO; TP HCM huy động 1.700 F0 khỏi tham gia chống dịch

Việt Nam có 576.096 ca mắc COVID-19, trong đó 338.170 bệnh nhân đã khỏi. Trong số các bệnh nhân đang điều trị hiện có hơn 1.120 ca phải thở máy và ECMO. TP HCM huy động 1.700 F0 đã khỏi tham gia phòng chống dịch...

 Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 576.096 ca mắc COVID-19, đứng thứ 50/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 158/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.856 ca nhiễm).

Diễn biến của dịch Covid-19 và tác động của nó trong mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội cho thấy Covid-19 không chỉ đơn thuần là một dịch bệnh mà là sự kết hợp giữa thảm họa tự nhiên với sụt giảm kinh tế cùng xảy ra một lúc. Tất cả các ngành nghề, dường như không có ngoại lệ, đều bị ảnh hưởng: y tế, giáo dục, giao thông vận tải đường bộ, đường hàng không, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch, giải trí, doanh nghiệp dệt may, da giày, chế biến gỗ, nông nghiệp xuất khẩu, sàn xuất, chế biến hàng tiêu dùng như bia, rượu, nước giải khát, v.v…. Các biện pháp hữu hiệu và đồng bộ được đưa ra, bao gồm khai báo, vệ sinh, diệt trùng vùng có dịch, tuyên truyền các biện pháp bảo vệ cá nhân, hạn chế đi lại và tụ tập đông người, hạn chế nhập cảnh với người nước ngoài, cách ly những người tiếp xúc với người bệnh, cách ly toàn xã hội… , cùng với đó là tiêu dùng giảm trên bình diện quốc gia và quốc tế, từ đó giảm sản xuất, giảm cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Vì vậy, giảm giờ làm việc, giãn việc, nghỉ phép năm, nghỉ không lương chờ việc và cho thôi việc là những giải pháp ứng phó mà nhiều doanh nghiệp thực hiện lúc này, dù ít hay nhiều, dù muốn hay không bởi không có sự lựa chọn.

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, trong điều kiện khó khăn, người sử dụng lao động có thể chuyển người lao động sang một công việc khác, với mức lương không thấp hơn 85% so với lương hiện tại và không quá 60 ngày cộng dồn trong một năm. Trường hợp thứ hai, các bên có thể thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương nhưng nếu người lao động không đồng ý thì không áp dụng.Trường hợp thứ ba, doanh nghiệp có thể áp dụng trả lương ngừng việc vì lý do hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ và các bên thỏa thuận thời gian ngừng việc cũng như tiền lương ngừng việc, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do chính phủ quy định. Trong thực tế, đồng hành cùng doanh nghiệp, nhiều người lao động hiểu khó khăn của doanh nghiệp nên vui lòng chấp nhận luân phiên ngừng việc hoặc nghỉ không lương để giúp doanh nghiệp vượt qua, mặc dù rất nhiều người lao động lâm vào khốn khó bởi mọi chi tiêu của gia đình chỉ dựa vào đồng lương của họ.

Giảm việc làm xảy ra ở hầu hết các địa phương. Chừng nào Covid-19 chưa ngừng lây lan thì việc làm của người lao động còn bị ảnh hưởng và sẽ càng nặng nề hơn – hiện đang là vấn đề đau đầu của cả doanh nghiệp, chính phủ và người lao động. Trong giai đoạn đầu Covid-19 ở Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu thực hiện bằng được “nhiệm vụ kép” - vừa phòng chống dịch, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trước thực tế trên, cho đến thời điểm này, nhiệm vụ kép dường như không thể đạt được.

Việc làm của người lao động bắt đầu bị ảnh hưởng mạnh kể từ khi ca nhiễm thứ 17 xuất hiện đầu tháng 3/2020, tức là Việt Nam bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến chống dịch. Hiện nay, Việt Nam đã ở giai đoạn 3, giai đoạn chống dịch trên toàn quốc.  Với Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/3/2020, Chính phủ đã điều chỉnh mục tiêu từ thực hiện “nhiệm vụ kép” sang ưu tiên bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng của nhân dân, sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, cả hệ thống chính trị vào cuộc. Các phương án hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động nhanh chóng được đưa ra. Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi và lĩnh vực quản lý của mình thực hiện rà soát ban hành theo thẩm quyền việc giảm phí, lệ phí đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Covid-19 cho thấy sự đồng lòng của toàn dân cùng với chính phủ chống dịch và vì thế, chúng ta tin tưởng vào kết quả của sự đồng lòng ấy là: Covid-19 sẽ bị ngăn chặn. Covid-19 rồi sẽ qua đi nhưng liệu chúng ta có thể có được sự đồng lòng về điều chỉnh mô hình phát triển: giảm bớt phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa, giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu, phát triển nội lực trong sản xuất kinh doanh để giảm bớt phụ thuộc FDI, giảm bớt dựa vào thâm dụng lao động, từ đó giảm giờ làm việc để người lao động có thời gian học tập nâng cao trình độ, phát triển ngành nghề mới, tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo nghề để chuẩn bị nguồn nhân lực cho thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,…Chỉ có như vậy, kinh tế Việt Nam mới có thể đứng vững trên đôi chân của mình trước bất kỳ cú sốc kinh tế hay dịch bệnh nào mà, từ kinh nghiệm quá khứ, chắc chắn sẽ còn tiếp tục xảy ra trong tương lai.

 

Văn Thu Thảo-Phòng TP
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 5.426