Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chăm sóc cây ăn quả có múi sau thu hoạch
Ngày cập nhật 28/09/2022

Cây ăn quả có múi là loại cây trồng phổ biến và đem lại giá trị kinh tế cao. Sau một vụ nuôi trái, các loại cây ăn quả có múi gần như kiệt quệ nên sau khi thu hoạch thường bị tổn thương, suy yếu, mất đi dinh dưỡng. Đặc biệt là 2 bộ phận là rễ và lá. Rễ cây tập trung hấp thụ dinh dưỡng để nuôi quả nên sau quá trình khai thác quả hệ thống rễ bị già đi, thương tổn.

Bên cạnh đó, bộ phận lá sau giai đoạn quang tổng hợp để nuôi trái sẽ bị già, không còn tốt. Vì vậy cần nhanh chóng giúp cây phục hồi bằng cách bón phân sau khi tỉa cành tạo tán và cần có những tác động để kích thích bộ rễ phát triển mới. Giải pháp chăm sóc cây ăn quả sau thu hoạch hiệu quả nhất để cây đủ tiềm lực đơm hoa, kết trái và nuôi trái lớn, đảm bảo năng suất và chất lượng trái cho vụ mùa kế tiếp theo đạt kết quả tốt.

* Cắt tỉa cành và vệ sinh quanh vườn:

Tỉa cành tạo tán sau thu hoạch là một biện pháp kỹ thuật không thể thiếu đối với mỗi vườn cây có múi nếu muốn có năng suất và sản lượng cho vụ kế tiếp:

Sau khi thu thu hoạch, tiến hành cắt tỉa các cành già, cành sâu bệnh, cành vượt nằm bên trong tán, bị che khuất, những cành vươn quá ra ngoài tán tạo sự thông thoáng, để kích thích ra chồi mới tránh bị sâu bệnh hại.

Dụng cụ dùng để tỉa cành: dùng kéo chuyên dùng (cắt những cành nhỏ) hoặc cưa (loại bỏ những cành to)

Thời điểm cắt cành: Chọn những hôm trời nắng ráo tiến hành cắt tỉa, không nên cắt tỉa vào những hôm trời mưa, ẩm ướt, tránh hiện tượng lây lan bệnh từ cây này sang cây khác qua vết cắt.

Kỹ thuật cắt cành: Khi cắt cành bỏ đi, phải cắt sát vào thân, vết cắt phải gọn, dứt khoát và nhẵn, không nên cắt cành quá dài sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Những cành đã được cắt bỏ, bà con thu gom lại rồi tiêu hủy.

Làm sạch cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, tính từ gốc ra tán cây khoảng 1m cần làm sạch cỏ, cỏ bên ngoài tán chỉ cắt ngắn để giữ ẩm cho đất, tránh xói mòn, rửa rửa trôi đối với những vườn cây có múi trồng trên đòi dốc.

Sau khi dọn sạch cỏ dại, bà con tiến hành quét vôi vào vết cắt và quét lên gốc cây giúp găn ngừa sự cư trú của sâu bệnh đặc biệt là nấm phytophthora (gây bệnh xì gôm, chảy nhựa, thối gốc), rệp hại cây.

- Chú ý: Khử trùng dụng cụ bằng nước Javel hoặc cồn 90 độ khi cắt hoặc tỉa cành để tránh lây bệnh qua cây khác. Đối với những cành lớn hơn 3cm thì phải dùng cưa. Những vết thương lớn sau khi cắt tỉa cần dùng sơn hoặc các thuốc trừ bệnh quét kín vết cắt nhằm tránh vết thương bị thối tạo điều kiện thích hợp cho côn trùng và mầm bệnh tấn công.

* Bón phân và tới nước cho cây: bón phân  và tưới nước là những việc không thể thiếu để giúp cây phục hồi nhanh, phát triển tốt sau thu hoạch.

- Bón phân: Lượng bón nhiều hay ít phụ thuộc vào đất, tuổi cây, cũng như năng suất đã thu hoạch và tiềm năng của cây. Thường vào tháng 11 - 12 sau thu hoạch khoảng 15 - 20 ngày.

 Bón phân giai đoạn sau thu hoạch giúp cây phục hồi nhanh, dưỡng cây giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, tạo tiền đề cho năng suất vườn cây cuối vụ.

Các loại phân thích hợp bón giai đoạn này gồm: Vôi bột, phân hữu cơ đã ủ hoai mục, các loại phân NPK tổng hợp có chứa yếu tố đạm và lân cao.

Cuốc rãnh để bón phân: Cuốc rãnh sâu 30 đến 40 cm và rộng khoảng 20 đến 30 cm ở phía ngoài mép tán nhằm giúp làm đứt các rễ già, rễ tơ cũ của cây, khi bón phân sẽ kích thích cây ra rễ mới. sau khi cuốc rãnh, bà con để phơi khoảng 4 đến 7 ngày rồi mới tiến hành bón phân.

Cách bón: Bà con rải toàn bộ lượng phân hữu cơ, vôi bột, NPK đều xung quanh tán lên lớp đất đã được cuốc lên. Sau đó tiến hành đảo đều đất với các loại phân đã được rải xung quanh, lấp lớp đất đã được trộn đều này xuống rãnh và phủ đất kín rãnh. Mục đích tạo độ tơi xốp, thoáng khí cho vùng rễ phát triển, cây hấp thụ tốt dinh dưỡng và đặc biệt giúp cải tạo PH đất.

+ Tưới nước: sau khi bón phân cho cây xong, tưới nước đủ ẩm cho cây, độ ẩm đạt 50 đến 60%; không lên tưới nước đẫm cho cây ngay gây thừa nước sẽ làm cho bộ rễ tơ mới của cây phát triển nhanh, hút dinh dưỡng lên cây và làm cho cây ra lộc đông ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa.

- Công tác phòng trừ sâu bệnh:

Công việc đầu tiên sau thu hoạch là phải vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom các tàn dư thực vật và nông sản ra khỏi vườn và chôn vào hố để sau này có thể sử dụng bón lại cho vườn cây.

Khi vườn cây hồi phục, nhú chồi mới cũng là lúc lứa sâu bệnh mới tấn công vườn. Với sâu hại có 2 nhóm, nhóm hại ban ngày (rầy mềm, rệp sáp, sâu ăn lá, đục lá) và nhóm ban đêm là loại bọ côn trùng bay được vì chúng có tập tính bầy đàn hàng vạn, triệu con, có thể vặt trụi lá non chỉ trong vòng 1-2 giờ. Bởi vậy sau khi nhú đọt non cần kiểm tra vườn thường xuyên, khi phát hiện ra sâu hại ban đêm thì có thể sử dụng thuốc BVTV sinh học như dầu khoáng, hoặc thuốc có khả năng lưu dẫn, phun vào lúc khoảng 3 – 4 giờ chiều.

Sau khi bón phân hữu cơ, tưới nước thì một số bệnh rễ cũng có nguy cơ bộc phát. Đáng chú ý là bệnh vàng lá thối rễ do nấm phytopthora và fusarium solani, bệnh thán thư. Vì vậy bà con nên theo dõi thường xuyên để phòng trừ kịp thời.

Thị Kỳ - Trung tâm DVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.530.482
Truy câp hiện tại 15.226