Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc các loại rau trong mùa mưa
Ngày cập nhật 05/10/2022

Mùa mưa, trồng rau gặp nhiều bất lợi hơn so với mùa nắng do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu từ đó làm giảm năng suất, chất lượng của rau. Để sản xuất rau ổn định và hiệu quả trong mùa mưa cần lưu ý một số vấn đề sau:

1.Giống
- Mùa mưa nhiệt độ thấp, cây nảy mầm khó hơn mùa nắng vì vậy cần phải xử lý hạt giống trước khi ươm, trồng. Đối với những hạt giống có vỏ dày, trước khi gieo nên ngâm ủ hạt giống trong nước ấm (2 sôi : 3 lạnh khoảng 45- 500C trong khoảng 5–6giờ.
- Nên ươm cây giống trước khi đưa ra trồng  để hạn chế những điều kiện bất lợi và tiết kiệm chi phí cây giống. Khi rau lên 2 – 3 lá thật, rễ phát triển ổn định thì đưa ra trồng

 - Mùa mưa thường thiếu ánh sáng dẫn đến khả năng quang hợp kém, nên chọn trồng các loại rau lá nhỏ, có bộ tán lá gọn, thời gian sinh trưởng ngắn như: cải xanh, cải thìa, cải ngọt, bí đỏ, bí xanh và các loại rau thơm.

2.Kỹ thuật làm đất

- Cần phải làm sạch cỏ dại để không cạnh tranh dinh dưỡng với cây rau, đồng thời

loại bỏ được nơi trú ngụ của các loại sâu bệnh gây hại.

- Tùy vào từng loại rau mà lên luống cao hay thấp như:

+ Hành lá, hành củ:cao của luống từ 30 – 35cm, rộng từ 1m trở lên,rãnh có chiều rộng ít nhất 30cm.

+ Cải xanh – cải ngọt phải lên luống cao 20 – 25 cm, rộng 80 – 100 cm, rãnh rộng 25 – 30 cm.

+ Súp lơ vàng lên luống cao 15 – 20 cm, rộng 100 – 120 cm, rãnh rộng 25 – 30 cm,....

Đối với một số loại cây trồng như cà chua, dưa leo, khổ qua,… cần phải làm giàn.
- Mùa mưa làm đất không quá mịn vì khi gặp mưa to đất dễ bị kết lại, rễ cây thiếu oxy và khó hấp thu dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển.
- Đặc biệt phải làm hệ thống thoát nước nhanh khi gặp mưa to, mưa dầm.
* Nhìn chung đất trồng rau mùa mưa phải thoát nước tốt, giàu mùn, độ thông

thoáng cao và dinh dưỡng đầy đủ. Chuẩn bị đất và lên luống đúng yêu cầu kỹ thuật, chuẩn xác để chuẩn bị điều kiện lý tưởng nhất cho quá trình trồng các loại rau diễn ra thuận lợi, có được kết quả cao như ý muốn.

3. Kỹ thuật bón phân

Bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật, bón theo phương pháp 4 đúng. Ngoài ra trong mùa mưa, quá trình bón phân cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Bón nhiều phân hữu cơ (đã ủ hoai) để tạo độ tơi xốp và nên phủ bạt để hạn chế cỏ

dại tránh bị rửa trôi dinh dưỡng.

- Trong quá trình bón phân xới nhẹ lớp đất mặt để cày vùi phân vào đất.
- Hạn chế bổ sung phân bón có hàm lượng đạm cao vì rau thừa đạm sẽ dễ gặp tình trạng đổ ngã và bị sâu bệnh tấn công.

- Nếu đất chua (thường có pH từ 3,5 – 6,5) có thể bón thêm vôi rải 30 kg vôi bột/sào nhằm giúp hạ phèn, góp phần tiêu diệt các mầm bệnh trong đất và cung cấp thêm lượng Ca cho cây trồng giúp phòng một số bệnh thường gặp như: thối rễ, thối trái, nứt trái trên cà, ớt, ,…

Chú ý: Bón đạm cho cây rau để ý và phụ thuộc vào nhiệt độ độ ẩm trong mùa và

theo từng giai đoạn phát triển của cây rau để bón phù hợp cho rau

4. Kỹ thuật chăm sóc

- Để hạn chế sự tác động trực tiếp mưa ảnh hưởng lên rau màu nên làm màng che

phủ khi trồng rau.

- Phải xới xáo phá bỏ lớp váng khi bị ngập úng để đất thoáng, cung cấp oxy cho rễ cây.
- Tăng cường chăm sóc, bấm ngọn để cây ra các nhánh phụ nhằm hạn chế chiều

cao tránh đổ ngã.

- Tỉa bỏ các lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu gần gốc để tạo độ thông thoáng cho cây, giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển và gây hại

của sâu bệnh.

5. Làm sạch cỏ dại, chống ngập úng cho rau khi bị ngập

- Vào mùa mưa độ ẩm trong đất cao dẫn đến sự sinh trưởng phát triển của cỏ dại mọc rất nhanh, nên cần thường xuyên dọn sạch cỏ dại cho vườn rau để tránh lây lan và cạnh tranh các chất dinh dưỡng với cây rau. Dọn sạch cỏ dại cũng là dọn sạch đi nơi trú ngụ của các nguồn bệnh, các loại sâu bệnh hại cây rau màu.

- Sau các trận mưa cần phải thoát nước cho vườn rau ngay để tránh ngập úng cho cây. Cần khơi thông các mương rãnh để thoát nước nhanh, không để ngập nước dễ gây thối rễ, chết cây và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.

6. Phòng trừ sâu bệnh hại

Trong mùa mưa do nhiệt độ và ẩm độ tăng cao rất thuận lợi cho nhiều loại côn trùng, nấm bệnh phát triển gây hại trên nhiều loại rau:

- Nên chọn giống kháng được những bệnh thường gặp trong mùa mưa như: héo

dây,sương mai, thán thư, thối nhũn.
- Kết hợp sử dụng các chế phẩm sinh học như Trichoderma bằng cách ủ với phân hữu cơ để bón lót hoặc khi cây được 5 – 7 ngày tuổi thì có thể hòa với nước để tưới vào gốc cây rau.
- Sử dụng định kỳ các loại thuốc BVTV để phòng trị một số loại sâu bệnh thường gặp (chú ý nên sử dụng thuốc sinh học và phải đảm bảo được thời gian cách ly của thuốc để an toàn cho rau và người tiêu dùng).
- Thường xuyên thăm đồng và chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần chú ý chọn những loại thuốc đặc hiệu, áp dụng nguyên tắc 4 đúng khi phòng trừ.
- Cần chú ý thời gian cách ly khi bón phân hoặc phun thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch theo quy định để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bá Dũng - Trung tâm DVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 8.742