Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây ăn quả có múi
Ngày cập nhật 09/04/2024

Diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn thị xã đến nay khoảng 491,5ha, trong đó cây ăn quả có múi khoảng 300, tập trung chủ yếu ở Hương Vân, Hương Bình, Bình Thành, Bình Tiến và một số địa phương khác. Hiện nay cây ăn có múi (thanh trà, bưởi da xanh,…)  đang giai đoạn phát triển quả, tuy nhiên năm nay tỷ lệ  ra hoa, đậu quả thấp hơn nhiều so với năm trước.

Để cây ăn quả có múi phát triển tốt và phòng trừ hiệu quả một số sâu bệnh hại, ngày 25/3/2024 Trung tâm DVNN thị xã Hương Trà đã có thông báo số  65/TB-TTDVNN về việc phòng trừ Rệp vãy và một số sâu bệnh khác hại cây ăn quả có múi như sau:

1. Rệp vảy 

- Đặc điểm nhận dạng: Rệp vảy hình tròn như vảy ốc, nhỏ,  đường kính 0,2-1,0 cm, xung quanh màu xám, ở giữa  có màu hồng đỏ, phía dưới có lớp bám dính vào lá  cây để hút dinh dưỡng.

- Tập tính sinh sống và gây hại: Rệp gây hại cả trên cành, lá và quả. Rệp non mới nở có thể di chuyển được. Sau khi tìm được nơi dinh dưỡng thích hợp thì cố định, lột xác chuyển tuổi và tiết sáp tạo thành vảy. Rệp non mới nở có thể bị gió chuyển sang các cành hoặc cây bên cạnh.

- Biện pháp phòng trừ

+ Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt lộc ra tập trung để hạn chế sự phát triển và gây hại của rệp muội (vì con Rệp tiết  ra phân tạo điều kiện  cho nấm muội đen phát triển). Những cành bị hại nặng cắt bỏ cả cành và đưa ra khỏi  vườn  để tiêu hủy tránh lây lan.

+ Bảo vệ và tạo điều kiện cho các loài thiên địch trong vườn phát triển.

+ Sử dụng các loại thuốc như Movento 150OD, Admitox 100WP, Confidor 200SL, Midan 10WP,… để phun trừ rệp, kết hợp phun thêm thuốc Aliette 800WWG để trừ nấm muội đen; nồng độ  và liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, phun 2 lần, mỗi lần  cách nhau 5-7 ngày.

2. Các đối tượng sâu bệnh hại khác:

- Đối với  bệnh chảy gôm do nấm Phytopthora spp

Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh vườn, thu gom các cành, cây bị bệnh đem tiêu hủy. Khi phát hiện cây bị bệnh (cành  và thân  có nhựa chảy ra,  phần  thân và  rễ dưới mặt đất bị bệnh sẽ khô và  thối), dùng dao cạo sạch vết bệnh  đến phần vỏ tươi và dùng một trong  các thuốc như  Aliette 800WP, Ridomil Gold  68WP,  Vimonyl  72WP,…  hòa nước để  bôi vào  vết thương, bôi 3-4 lần, mỗi lần  cách nhau 5-7 ngày.

- Đối với  sâu  vẽ bùa: Sâu thường gây  hại nặng sau  các đợt  lộc xuân, lộc thu,  sau  các đợt chăm sóc  bón phân cây ra lộc non và gây hại nặng giai đoạn  cây  1-3  năm  tuổi. Cần chăm sóc,  bón phân giúp  cây sinh trưởng tốt,  thúc  cho  cây ra lộc tập trung. Khi phát hiện  triệu chứng gây hại  đầu tiên của sâu  (lá non cong queo,  kém phát triển, trên  bề mặt lá có các  đường hầm ngoằn ngoèo,…)  thì tiến hành  phun  phòng trừ kịp thời  bằng các loại thuốc như Ammate  150SC,  Virtako  40WG,  Trigard  100SL, Radiant  60SC,… hoặc  phun  phòng  sớm  khi lộc non  dài  1-2cm.

 3. Công tác chăm sóc, bón phân:

- Thường xuyên vệ sinh vườn,  cắt tỉa các cành già,  cành sâu bệnh;  tưới đủ nước để tạo điều kiện  cho cây hấp thu dinh dưỡng, đồng thời  hạn chế rụng trái và giảm thiệt hại do các loài nhện gây ra.

- Cung cấp  đủ phân bón để cây sinh trưởng phát triển tốt,  đặc biệt những  vườn cây đang cho quả rất cần dinh dưỡng để phát triển quả. Tùy thuộc vào tuổi cây, số lượng quả trên cây  để bón  đủ lượng phân, nên bón kết hợp phân hóa học với phân chuồng hoai mục có ủ chế phẩm  Trichoderma  để hạn chế nấm bệnh.

Nguyễn Thị Thương - Trung tâm DVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.551.903
Truy câp hiện tại 528