Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tuyên truyền tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Ngày cập nhật 16/04/2024

UBND thị xã Hương Trà ban hành Kế hoạch số 950 /KH-BCĐVSATTP ngày 02 tháng 4 năm 2024 tuyên truyền tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.

Theo đó, với mục đích nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân (đặc biệt là cơ sở nhỏ lẻ, hộ cá thể) trên địa bàn thị xã tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm; đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả việc sản xuất nông sản thực phẩm không an toàn; xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng phân biệt sản xuất để ăn và sản xuất để bán.Thúc đẩy việc áp dụng và nhân rộng các mô hình, quy trình quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trong phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế vì sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng và góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.

Để đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất ban đầu liên quan đến trồng trọt khi đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, cần thực hiện các chỉ tiêu như sau:

1. Địa điểm sản xuất (phù hợp với quy hoạch của địa phương; có khoảng cách thích hợp với các nguồn ô nhiễm như khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ tập trung, nghĩa trang, khu công nghiệp... nhằm tránh bị ô nhiễm cho sản phẩm;

- Cơ sở sản xuất thực phẩm nông lâm sản có nguồn gốc thực vật phải có địa điểm, diện tích thích hợp; bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;

- Không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân lây nhiễm từ môi trường xung quanh (khói bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác ...).

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm.

Phạm vi: Toàn bộ khu vực sản xuất và các khu vực phụ trợ.

2. Đất trồng và giá thể

Đất trồng và giá thể (có kết quả kiểm nghiệm hóa học, sinh học đạt yêu cầu; không chăn thả vật nuôi…)

- Đất trồng hoặc giá thể đảm bảo không là nguồn gây nhiễm tới sản phẩm.

- Không có sự lây nhiễm từ vật nuôi xung quanh hoặc tại khu vực trồng trọt.

Phạm vi:

- Hồ sơ về kết quả kiểm nghiệm đất trồng và giá thể.

- Xung quanh khu vực sản xuất.

3. Nước tưới (đáp ứng quy định về nước tưới tiêu; trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt).

- Nước tưới đáp ứng quy định về nước tưới tiêu, không là nguồn lây nhiễm cho sản phẩm; nước tưới trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt.

- Có nguồn nước đủ cung cấp và bảo đảm an toàn để tưới cho cây trồng.

- Hệ thống cung cấp nước (bể chứa, ống dẫn, vòi...) không là nguồn gây ô nhiễm cho sản phẩm cây trồng.

- Kết quả phân tích mẫu nước dùng để tưới cây trồng theo quy định.

Phạm vi: Toàn bộ khu vực sản xuất, hệ thống nước tưới tiêu và hồ sơ lưu trữ về kết quả phân tích mẫu nước.

4. Cây giống (trong danh mục được phép sử dụng trong SXKD nông nghiệp tại VN; giống cây không có khả năng chứa độc tố…)

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng;

- Cây giống/ giống cây có trong danh mục được phép sử dụng trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam.

- Nhà cung cấp cây giống, giống cây. Kết quả thử nghiệm cây giống theo quy định hiện hành (nếu là giống mới).

Phạm vi:  Cây trồng tại cơ sở, vùng trồng.

5. Phân bón:

- Phân bón không là nguồn lây nhiễm cho sản phẩm.

- Phân bón có trong danh mục được phép sử dụng;

- Phân chuồng được xử lý (ủ) trước khi sử dụng;

- Bảo quản phân bón, phối trộn, sử dụng phân bón không gây ô nhiễm cho sản phẩm…).

Phạm vi:

- Kho chứa/ bảo quản phân bón, bao bì (nếu có).

- Nơi xử lý (ủ), phối trộn phân bón.

- Việc sử dụng phân bón trên thực tế.

6. Thuốc bảo vệ thực vật (có trong danh mục được phép sản xuất kinh doanh, sử dụng 4 đúng…; lưu giữ, bảo quản thuốc BVTV, hoá chất đảm bảo an toàn cho người sử dụng và sản phẩm...)

- Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng đúng cách, không là nguồn lây nhiễm cho sản phẩm.

- Thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục được phép sử dụng;

- Người sử dụng đã được tập huấn và sử dụng theo đúng hướng dẫn trên bao bì thuốc (đúng cách, đúng liều, đúng loại bệnh và đúng thời gian cách ly).

- Bảo quản thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn, không làm lây nhiễm cho sản phẩm…

Phạm vi:

- Kho chứa, hóa đơn mua thuốc bảo vệ thực vật.

- Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thực tế.

7. Biện pháp thu gom, xử lý đối với bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng (Có biện pháp thu gom, xử lý đối với bao bì  thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng; biện pháp xử lý chất thải, nước thải không gây ô nhiễm cho sản phẩm và môi trường…)

- Bao bì thuốc bảo vệ thực vật không là nguồn lây nhiễm cho sản phẩm.

- Việc thu gom, xử lý chất thải, nước thải theo đúng quy định, không gây ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và môi trường.

- Việc thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng của người sản xuất đã tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

- Việc thu gom, xử lý chất thải, nước thải theo đúng quy định, không gây ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và môi trường.

Phạm vi:

- Khu vực trồng trọt.

- Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thực tế (nếu có).

- Hệ thống (địa điểm) thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật; việc xử lý chất thải, kênh mương xử lý nước thải.

8. Thu gom, sơ chế (nước dùng cho thu gom, sơ chế đáp ứng quy định về nước sinh hoạt; vật liệu bao gói không gây ô nhiễm cho sản phẩm; tuân thủ quy định về vệ sinh công nhân, vệ sinh nhà xưởng trang thiết bị - nếu có cơ sở sơ chế gắn liền; …)

- Nước dùng cho sơ chế đáp ứng quy định về nước sinh hoạt.

- Vật liệu bao gói được sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn sử dụng.

- Nhà xưởng, trang thiết bị của cơ sở sơ chế (nếu có) phù hợp với từng loại sản phẩm, sắp xếp hợp lý và vệ sinh.

- Công nhân tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm trong quá trình thu gom, sơ chế sản phẩm.

- Nước dùng cho sơ chế đáp ứng quy định về nước sinh hoạt.

- Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải đảm bảo an toàn thực phẩm, đủ bền, chắc để bảo vệ sản phẩm khỏi bị lây nhiễm.

-  Khu vực thu gom, sơ chế sản phẩm phải sạch sẽ, sắp xếp hợp lý và vệ sinh.

- Người sản xuất tuân thủ các quy định về ATTP.

Phạm vi:

- Nguồn nước, hệ thống nước (bể chứa, ống dẫn, vòi…) dùng để sơ chế sản phẩm.

- Khu vực thu gom, sơ chế sản phẩm.

- Kho, khu vực chứa vật liệu bao gói sản phẩm.

- Thực hành của người sản xuất.

9. Người trực tiếp sản xuất, vệ sinh công nhân (người trực tiếp sản xuất đảm bảo sức khỏe để sản xuất; có kiến thức ATTP; có trang thiết bị vệ sinh công nhân; nhà vệ sinh bố trí hợp lý …)

- Người trực tiếp sản xuất có kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định, được khám sức khỏe theo quy định.

- Bố trí nhà vệ sinh hợp lý, cách xa khu vực sản xuất.

Phạm vi:                       

- Người trực tiếp sản xuất có kiến thức ATTP;

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định.

- Khu vực vệ sinh công nhân                   

10. Ghi chép và truy xuất nguồn gốc (có ghi chép việc sử dụng thuốc BVTV, phân bón, thời gian thu hoạch và nơi tiêu thụ sản phẩm…)

- Có khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xác định được thời gian thu hoạch và nơi tiêu thụ sản phẩm.

- Có ghi chép việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.

- Có hồ sơ ghi chép theo dõi nguồn cung cấp và việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (ngày mua, tên hàng hóa, người bán, khối lượng, việc sử dụng, thời gian cách ly…).

- Có ghi chép theo dõi phân phối sản phẩm (ngày, tên sản phẩm, người mua, khối lượng).

- Biện pháp xử lý khi sản phẩm có vấn đề về ATTP (nếu có).

Phạm vi:

Ghi chép, hóa đơn (nếu có) về nguồn gốc và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;

 -  Ghi chép việc mua bán sản phẩm.

 * Hồ sơ, trình tự thủ tục để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định, như sau: Cơ sở nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

d) Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định.

Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế./.

Bá Phú - Trung tâm DVNN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.551.903
Truy câp hiện tại 639