Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Chi trả trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt: Đảm bảo lợi ích tối đa cho người dân
Ngày cập nhật 24/04/2024

Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt; nhằm góp phần đảm bảo chi trả đúng chính sách, đúng đối tượng, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng trục lợi an sinh xã hội, thời gian qua, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, đặc biệt là tiến hành đăng ký mở tài khoản ngân hàng cho người dân. Đây cũng chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Đến tháng 4 năm 2024, trên địa bàn thị xã Hương Trà có hơn 4.000 người đang hưởng chính sách trợ giúp xã hội và có gần 3.900 người được cấp tài khoản để chi trả trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt. Người dân thuộc diện hưởng chính sách trợ giúp xã hội được nhận trợ cấp đầy đủ, nhanh chóng, đúng số tiền theo danh sách chi trả do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp. Công tác tổ chức chi trả được thực hiện khoa học và hợp lý, đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian của người nhận trợ giúp xã hội.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả chế độ đối với đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội là xu hướng ứng dụng trong chuyển đổi số, đồng thời, từng bước cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ cho người dân trong tiếp cận các chính sách an sinh xã hội. Trong thời gian qua, các cơ quan, đơn vị và các xã, phường đã chủ động tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các mặt công tác Đề án 06 và các mô hình trên địa bàn thị xã, chú trọng triển khai quyết liệt các giải pháp, mô hình thanh toán không dùng tiền mặt để thúc đẩy chuyển đổi số; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tiện ích của Đề án 06 mang lại; vận động, khuyến khích người nhận trợ giúp xã hội qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Người đang hưởng trợ giúp xã hội và thân nhân đăng ký mở tài khoản

Về phương thức thanh toán, việc chi trả trợ giúp xã hội được thực hiện bởi các đơn vị Nhà nước và dịch vụ bưu chính công ích đảm bảo tính chuyên nghiệp. Đặc biệt là được quản lý thống nhất, đảm bảo an toàn các nguồn tiền chi trả do cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. Với chủ trương của Đảng, Nhà nước là “đem lại lợi ích tối đa cho người dân", các trường hợp được hưởng trợ giúp xã hội xã hội khi đăng ký tài khoản để nhận chi trả trợ giúp xã hội cũng sẽ được miễn phí toàn bộ các chi phí liên quan đến mở thẻ, duy trì thẻ và phí rút tiền tại các điểm rút tiền của ngân hàng trong quá trình sử dụng. 

Việc chi trả trợ giúp xã hội không dùng tiền mặt cũng đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết toán, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; tránh tình trạng mất cắp, giảm chi phí in ấn và vận chuyển tiền mặt. Sử dụng các phương thức thanh toán điện tử cũng giúp tăng tính minh bạch và hiệu quả trong việc quản lý chi trả của Nhà nước; khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau". Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán và thu nhập cá nhân, bảo đảm chi trả đúng đối tượng, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm kinh tế.

Bên cạnh những thuận lợi, thực tế ghi nhận quá trình triển khai thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt cũng vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ về cơ sở vật chất, hạ tầng, đường truyền...đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội chủ yếu là trẻ mồ côi, người khuyết tật, người cao tuổi... và số tiền hưởng hàng tháng không nhiều, nên nhiều người còn băn khoăn, lo lắng. Tuy nhiên, sau khi thực hiện chi trả bằng phương thức điện tử người dân và đối tượng thấy được những tiện ích của việc mở tài khoản nên nhiều người mong muốn được tham gia.

Có thể khẳng định, việc thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân thuộc diện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội do ngành Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý là một trong những nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt; tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách nhanh chóng, thuận lợi, thụ hưởng và nhận định đúng các chính sách của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn thị xã cũng như góp phần thực hiện tốt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ./.

Vĩnh Phúc - Phòng LĐTB&XH
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.594.467
Truy câp hiện tại 6.164