Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Hướng dẫn tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2018 .
Ngày cập nhật 09/04/2018

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 07/12/2017 của Thị ủy về “phát triển kinh tế - xã hội năm 2018” và Hướng dẫn số 36-HD/BTGTU, ngày 08/3/2018 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về “Tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2018”, ngày 14/3, Ban Tuyên giáo Thị ủy ban hành Hướng dẫn số 41-HD/BTG về việc tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2018 với các nội dung cụ thể như sau:

Với những mục đích, yêu cầu tuyên truyền như sau:

Khẳng định sự đúng đắn của Đảng trong lãnh đạo đường lối phát triển kinh tế đất nước; sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân trong việc hoàn thành nhiệm vụ và chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.

Làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực năm 2018; dự báo tác động đến nền kinh tế Việt Nam trên các phương diện cơ hội, thách thức, khó khăn.

Góp phần tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, của tỉnh và của đất nước trong năm 2018; cổ vũ ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, chủ động và tích cực tham gia tiến trình hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

Công tác tuyên truyền kinh tế - xã hội phải theo sát tiến trình vận động của nền kinh tế đất nước để kịp thời phản ánh và phối hợp cùng các cơ quan chức năng giải quyết có hiệu quả những vấn đề mới, phát sinh trong quá trình triển khai chủ trương, chính sách mới; gắn tuyên truyền phát triển nhiệm vụ kinh tế - xã hội với tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị quan trọng khác của quê hương, đất nước, của các ngành, địa phương trên địa bàn thị xã.

Nội dung tuyên truyền trọng tâm là:

1. Tuyên truyền kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2018 (Kết luận số 20-KL/TW, ngày 21/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về “Tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2017 và nhiệm vụ năm 2018”, Nghị quyết số 48/2017/QH14, ngày 10/11/2017 của Quốc hội về “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018”, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 48/2017/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ ngày 01/01/2018 về “Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018”; Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 05/12/2017 của Tỉnh ủy về “Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018”; Quyết định số 3039-QĐ/UBND, ngày 27/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc “Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018”; Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 07/12/2017 của Thị ủy về “nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018” các nghị quyết, kết luận, chỉ thị về lĩnh vực kinh tế - xã hội đã được Quốc hội, Đảng bộ và chính quyền địa phương thông qua), chú ý một số vấn đề sau:

- Tuyên truyền kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017

Khẳng định: mặc dù năm 2017 cơ bản có nhiều thuận lợi, nhưng nước ta gặp không ít khó khăn, thách thức, nhờ có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Đất nước ta tiếp tục phát triển nhanh và khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Nổi bật là:
về kinh tế - xã hội, chúng ta đã đạt và vượt 13 chỉ tiêu đề ra, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, GDP đạt 6,81%, vượt kế hoạch đề ra. Xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thành lập mới doanh nghiệp tăng mạnh. Lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học, công  nghệ, y tế, giáo dục và đào tạo tiếp tục chuyển biến. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được quan tâm chăm lo, bảo đảm. Cải cách thủ tục hành chính đạt kết quả rõ nét. Quốc phòng được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững. Quan hệ đối ngoại thu được kết quả tốt đẹp, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực được đẩy mạnh và bước đầu đạt được nhiều kết quả cụ thể, tích cực, được nhân dân đồng tình, ủng hộ…

Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế: năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều cơ bản đạt và vượt kế hoạch, kinh tế tăng trưởng gần 7,8%, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 19 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, trong điều kiện khó khăn, ngân sách nhà nước thu trên 6.770 tỉ đồng, vượt kế hoạch 1%. Các lĩnh vực về văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; an sinh xã hội đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một tốt hơn; quốc phòng - an ninh được tăng cường; hoạt động đối ngoại có nhiều chuyển biến tích cực, năng lực chỉ đạo của các cấp ủy từng bước được nâng lên, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng cao nhất với 12,69% (kế hoạch tăng 9,0%); các chương trình trọng điểm thực hiện trong năm 2017 đã đạt hiệu quả cao, tạo đà và thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển.

Đối với thị xã: có 16/18 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng giá trị sản xuất 15,1% so năm 2016. Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 1.250 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 237,7 tỷ. Đã hoàn thành hồ sơ 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Hương Bình, Hương Toàn). Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển khá toàn diện, chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội và chăm lo đời sống cho nhân dân được nâng lên. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền nhân các ngày lễ lớn trong năm; tiếp tục thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện phường văn minh đô thị và xã văn hóa nông thôn mới. Công tác nội chính, tổ chức bộ máy, tôn giáo và cải cách hành chính được tăng cường và đạt nhiều kết quả.

- Phân tích tình hình, bối cảnh thế giới và trong nước, những thuận lợi và khó khăn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong năm 2018: Tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, xung đột xảy ra ở nhiều nơi; kinh tế thế giới dự báo phục hồi nhanh hơn, nhưng vẫn còn nhiều rủi ro, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, nhất là cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động nhiều mặt đến nước ta. Ở trong nước, chúng ta được kế thừa những thành tựu quan trọng của 30 năm đổi mới và xu hướng phát triển tốt trên các mặt của năm 2017, nhưng những tồn tại, bất cập nội tại của nền kinh tế tiếp tục bộc lộ rõ nét. Cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh chưa cao. Dư địa chính sách tài khóa, tiền tệ hạn hẹp, trong khi nhu cầu nguồn lực cho đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh rất lớn. Biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, bão lũ, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan tiếp tục diễn biến phức tạp. Kỷ luật, kỷ cương hành chính nhiều nơi còn chưa nghiêm, bộ máy còn cồng kềnh, kém hiệu quả; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế. Ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm còn diễn biến phức tạp…

Đối với thị xã, những kết quả đạt được trong năm 2017 tạo nhiều thời cơ và thuận lợi. Năm 2018 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XIII và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020. Mục tiêu của năm 2018 là huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, chủ động khai thác tốt các lợi thế để tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế cao, bền vững. Thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Phát triển và nâng cao chất lượng văn hóa, xã hội. Ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, chủ động phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước. Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí. Giữ vững ổn định chính trị, củng cố an ninh, quốc phòng, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

- Mục tiêu, các chỉ tiêu chủ yếu, các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội (đã nêu trong Kết luận số 20-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 48/2017/QH14 của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Thị ủy).

2. Tiếp tục tuyên truyền các quan điểm về hội nhập quốc tế của Đảng ta trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, lộ trình, bước đi và những cam kết sắp tới ta phải thực hiện, chú ý một số sự kiện sau:

+ Kết quả triển khai các ưu tiên của Cộng đồng ASEAN trong năm 2017, các năm tiếp theo và sự tham gia của Việt Nam; Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020. 

+ Kết quả nổi bật của Tuần lễ cấp cao APEC và năm APEC 2017, những lợi ích thiết thực với Việt Nam.

+ Các cam kết quốc tế lớn.

+ Tinh thần mới của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và những nhiệm vụ sắp tới của Việt Nam. 

+ Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã, đang và sẽ ký kết.

+ Vai trò chủ động và tích cực của Việt Nam tại Liên Hợp quốc với vai trò là thành viên của các tổ chức của Liên Hợp quốc.

+ Các chương trình hợp tác kinh tế được ký kết qua các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam.

3. Tuyên truyền các nghị quyết chuyên đề về kinh tế - xã hội, về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, như: các nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”, về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế”; về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, về “Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững”; các nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) về “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, về “Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”, về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; các nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; về “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”; về “Công tác dân số trong tình hình mới” và các nghị quyết Trung ương được ban hành trong năm 2018, cần chú ý các vấn đề sau: 

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong các nghị quyết; làm cho cán bộ, đảng viên các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ tính đúng đắn, cách mạng và sáng tạo của các quyết sách này.

- Nội dung và những quan điểm mới của các nghị quyết trên. 

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền trong chỉ đạo học tập, quán triệt, xây dựng chương trình hành động thực hiện các nghị quyết.

- Phản ánh sự tác động cũng như hiệu quả thực hiện của các chính sách kinh tế đối với tình hình phát triển của kinh tế - xã hội đất nước. 

4. Phản ánh thực tiễn triển khai đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, ngành, địa phương trên cả nước, chú ý các vấn đề sau: 

- Phản ánh sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội năm 2018.

 - Phản ánh thực tế sinh động của các hoạt động kinh tế và tinh thần lao động sáng tạo, sự chủ động, tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, nhất là những hoạt động tạo chuyển biến rõ rệt trong thực hiện 3 đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với việc cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Phản ánh thực tiễn triển khai các chủ trương, chính sách về văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, an sinh xã hội; sự thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…

5. Tuyên truyền, cổ động các phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch xuyên tạc về tình hình kinh tế - xã hội nước ta, xuyên tạc quan điểm, đường lối phát triển kinh tế - xã hội, cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta... 

6. Tuyên truyền quy định, luật pháp quốc tế trên lĩnh vực kinh tế.

7. Giáo dục ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức, văn hóa trong hoạt động kinh tế, chú ý một số nội dung sau:

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, ý thức công dân, tinh thần dân tộc cho giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và người lao động nói chung. 

- Giáo dục thái độ lao động và tác phong công nghiệp cho người lao động; tinh thần tôn trọng và ý thức chấp hành Hiến pháp và pháp luật trong hoạt động kinh tế. Đề cao chuẩn mực đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội, tinh thần yêu nước của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

- Xây dựng môi trường hoạt động kinh tế bình đẳng, lành mạnh, công khai, minh bạch. Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng. Đấu tranh với tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh tế như gian lận thương mại, trốn thuế, buôn lậu, vi phạm quyền lợi người lao động…

Hoài Trang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.553.947
Truy câp hiện tại 6.254