Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

KẾ HOẠCH Dự trữ hàng hóa phục vụ phòng chống lụt bão năm 2022
Ngày cập nhật 28/06/2022

Nhằm cung ứng đảm bảo về số lượng, chất lượng hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, nhiên liệu… phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, không để tình trạng khan hiếm hàng hóa xảy ra, làm ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu dùng sinh hoạt của nhân dân; đồng thời xây dựng phương thức dự trữ, phương án vận chuyển và phân phối hàng hóa để điều động ứng cứu kịp thời khi xảy ra thiên tai chia cắt các vùng dân cư, Ủy ban nhân dân thị xã ban hành Kế hoạch dự trữ hàng hóa phục vụ phòng chống lụt bão năm 2022, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ công tác cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt góp phần đảm bảo an sinh xã hội và ổn định tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã.

2. Yêu cầu

- Các Doanh nghiệp đảm bảo dự trữ, cung ứng hàng hóa đủ số lượng, chất lượng theo yêu cầu.

- Khi xảy ra thiên tai, bão lụt các Doanh nghiệp cung ứng hàng hóa theo sự điều phối của các cơ quan chức năng phục vụ công tác cứu trợ bão lụt của thị xã.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hàng hóa, số lượng và thời gian thực hiện

a) Hàng hóa, số lượng toàn thị xã:

- Hàng hóa: gạo, mì ăn liền, xăng dầu.

- Số lượng dự trữ: 40,9 tấn gạo, 2400 thùng mì ăn liền, 6400 lít xăng dầu.

b) Thời gian thực hiện dự trữ:

- Từ ngày 15/9/2022 đến ngày 15/12/2022: dự trữ hàng hóa phục vụ cứu trợ cho nhân dân khi có thiên tai, bão lụt xảy ra.

- Giao phòng Kinh tế tùy theo diễn biến tình hình thời tiết để chọn thời điểm dự trữ, thời hạn dự trữ phù hợp; chủ động nắm tình hình dự trữ các mặt hàng nước uống đóng chai, muối ăn, xăng dầu tại các Doanh nghiệp trên địa bàn để tham mưu Ủy ban nhân dân thị xã điều động cứu trợ khi cần thiết.

2. Phương thức Hợp đồng, dự trữ hàng hóa

2.1. Mặt hàng Gạo (tạm tính 20 tấn):

- Chi phí lưu kho, bảo quản: 60.000đồng/tấn/tháng.

20 tấn x 60.000 đồng/tấn/tháng x 03 tháng = 3.600.000 đồng

- Chi phí hao hụt: 20.000 đồng/tấn

20 tấn x 20.000đ/tấn x 03 tháng =1.200.000 đồng

- Phí bốc vác: 30.000 đồng/tấn

20 tấn x 30.000 đ/ tấn = 600.000 đồng

- Lãi suất ngân hàng:

20 tấn x 15.000.000đ/tấn x 0,72% x 03 tháng = 6.480.000 đồng

*Tổng cộng các khoản phí mặt hàng gạo: 11.880.000 đồng

2.2. Mặt hàng Mì (tạm tính 1000 thùng):

- Chi phí lưu kho, bảo quản: 60.000 đồng/ tấn/tháng.

 2 tấn mì x 60.000 đồng/ tấn/ tháng x 03 tháng = 360.000 đồng

- Chi phí hao hụt: 20.000 đồng/tấn

2 tấn mì x 20.000đ/tấn x 03 tháng =120.000 đồng

- Phí bốc vác: 30.000 đồng/tấn

2 tấn x 30.000 đ/ tấn = 60.000 đồng

- Lãi suất ngân hàng;

1000 thùng x 94.000đ/thùng x 0,72% x 03 tháng = 2.030.000 đồng

*Tổng cộng các khoản phí mặt hàng mì: 2.570.000 đồng

2.3. Mặt hàng xăng, dầu

- Hằng năm phòng Kinh tế và Công ty xăng dầu TT. Huế (Cửa hàng số 8,11) làm biên bản đối chiếu hàng gửi.

3. Đối tượng, điều kiện tham gia bình ổn thị trường

a) Đối tượng: Doanh nghiệp, Hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật có chức năng sản xuất, kinh doanh phù hợp với các nhóm mặt hàng tham gia dự trữ.

b) Điều kiện tham gia: Doanh nghiệp tự nguyện tham gia và ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau:

- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa dự trữ phòng chống lụt bão, có năng lực sản xuất, kinh doanh khả thi, năng lực tài chính lành mạnh (thể hiện qua báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan Thuế hoặc báo cáo kiểm toán năm gần nhất, không có nợ xấu, nợ quá hạn,...).

- Có điểm bán hàng hoạt động ổn định trên địa bàn thị xã, có năng lực tổ chức đưa hàng hóa đến các vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

- Cam kết hàng hóa tham gia dự trữ đúng chủng loại, đủ số lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và bán đúng theo giá cam kết với cơ quan chức năng.

- Ưu tiên xét chọn những doanh nghiệp có quá trình tham gia và thực hiện tốt công tác dự trữ hàng hóa trong các năm qua, nhưng đồng thời đảm bảo sự công bằng trong việc xét chọn doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa phòng chống bão lụt.

4. Quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp tham gia

a) Quyền lợi:

Được hỗ trợ về lãi suất vay ngân hàng trên giá vốn, chi phí dự trữ, bảo quản.

b) Nghĩa vụ:

- Tổ chức dự trữ lượng hàng hóa theo quy định, đảm bảo chất lượng.

- Chấp hành việc điều động cung ứng hàng hóa để cứu trợ bão lụt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

c) Xử lý vi phạm:

 Đối với các hành vi không thực hiện đúng cam kết, hợp đồng về số lượng, chất lượng hàng hóa, không được xét nhận kinh phí hỗ trợ và bị truy thu các khoản kinh phí hỗ trợ liên quan đã được nhận; đồng thời sẽ không được tham gia các chương trình dự trữ  hàng hóa phòng chống lụt bão của thị xã trong 2 năm tiếp theo, kể từ năm vi phạm.

d) Khen thưởng: Doanh nghiệp làm tốt nhiệm vụ sẽ được Ủy ban nhân dân thị xã xem xét khen thưởng và được ưu tiên lựa chọn là doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng phòng chống lụt bão cho những năm tới.

5. Giá bán hàng hóa phục vụ phòng chống lụt bão

Thực hiện theo mức giá cam kết của doanh nghiệp với cơ quan chức năng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Phòng Kinh tế

- Phòng kinh tế là cơ quan thường trực, giúp Ủy ban nhân dân thị xã triển khai thực hiện kế hoạch dự trữ; kịp thời phát hiện, đề xuất Ủy ban nhân dân thị xã xử lý những tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện.

- Chủ trì lựa chọn các doanh nghiệp đủ điều kiện để tham gia dự trữ; tùy theo diễn biến tình hình thời tiết chủ động chọn thời điểm ký kết hợp đồng, thời hạn dự trữ hàng hóa phục vụ phòng chống lụt bão.

- Thông tin cho các địa phương về những doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa phục vụ phòng chống lụt bão trên địa bàn thị xã nhằm tránh dự trữ trùng lắp, lãng phí không cần thiết.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng liên quan tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát công tác dự trữ, chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng hóa phục vụ phòng chống lụt bão.

- Kinh phí thực hiện công tác dự trữ hàng hóa phòng chống lụt bão được Ủy ban nhân dân thị xã giao theo dự toán tại Quyết định số 1668/QĐ-UBND ngày 21/12/2021. Phòng Kinh tế có trách nhiệm sử dụng, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành của Nhà nước. 

2. Phòng Tài chính – Kế hoạch

- Thẩm tra báo cáo quyết toán của phòng Kinh tế về kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa phòng chống lụt bão. 

- Phối hợp với phòng Kinh tế căn cứ vào giá thị trường để xác định giá bán các mặt hàng dự trữ tại thời điểm ký kết hợp đồng. 

3. Trung tâm VH-TT và Thể thao

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn thường xuyên đưa tin về hoạt động dự trữ hàng hóa phục vụ phòng chống lụt bão trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kịp thời chấn chỉnh và đề xuất hướng xử lý về những thông tin không chính xác làm ảnh hưởng đến công tác dự trữ hàng hóa của thị xã.

4. Ủy ban nhân dân các xã, phường

- Chủ động nắm tình hình dự trữ của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đối với các hàng hóa, vật tư thiết yếu phục vụ phòng chống lụt bão trên địa bàn, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thị xã (qua phòng Kinh tế) theo quy định. Xây dựng kế hoạch tổ chức dự trữ hàng hóa phòng chống bão lụt theo phương châm “bốn tại chỗ” các địa bàn dễ bị chia cắt khi có bão lụt xảy ra.

- Phối hợp với phòng Kinh tế tổ chức phân phối hàng hóa dự trữ phòng chống bão lụt của tỉnh, thị xã cứu trợ cho nhân dân địa phương khi có bão lụt xảy ra.

Tập tin đính kèm:
Nguyễn Văn Phước - Phòng Kinh tế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 7.917