Tìm kiếm thông tin

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống thực hiện vấn đề nêu gương theo Nghị quyết TW 8 (Khóa XII)
Ngày cập nhật 29/01/2019

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đã họp từ ngày 02/10 đến ngày 06/10/2018, đã thảo luận, cho ý kiến về nhiều vấn dề quan trọng của đất nước. Trong đó đáng quan tâm và cấp thiết nhất lúc này về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng là đó là Ban Chấp hành Trung ương đã bàn và ban hành Quy định số 08, ngày 25 tháng 10 năm 2018 về “TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN, TRƯỚC HẾT LÀ ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, ỦY VIÊN BAN BÍ THƯ, ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG”

 

Có thể nói, vấn đề nêu gương của người đứng đầu không phải bây giờ mới được đặt ra mà đã tồn tại từ lâu trong lịch sử. Đối với người Á Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng vấn đề nêu gương đã rất được coi trọng từ lâu, nhất là vai trò làm gương của những người cầm quyền trong xã hội.

Trong các triều đại phong kiến trước đây, nhằm góp phần làm cho xã tắc bình yên, xã hội đồng thuận, vua tôi đồng lòng, trên dưới thuận hòa, nhiều bậc đế vương, quan lại khi được giao trọng trách cầm quyền, cai trị xã hội thì luôn nhắc nhở nhau rằng, phải biết “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Trong chế độ phong kiến vẫn luôn có một nguyên tắc giáo huấn đội ngũ quan lại là: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, tức là đối với những người nắm quyền lãnh đạo đất nước trước hết phải đứng đắn, mực thước, trong sạch, liêm khiết.

Kế thừa những tư tưởng đó, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương trong sáng, mẫu mực về đạo đức, tác phong và thực sự là Người luôn lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Chính vì thế, Bác đã quy tụ được lòng dân, thuyết phục, cảm hóa được mọi thành phần, tầng lớp trong xã hội thành một khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện thắng lợi những mục tiêu cao cả của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Đối vơi Đảng ta, ngày 7/6/2012, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 101-QĐ/TW “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”. Quy định 101-QĐ/TW nhấn mạnh: “Mỗi cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”; đồng thời yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên có trách nhiệm nêu gương ở 7 nội dung cụ thể là: Tư tưởng chính trị; Đạo đức, lối sống, tác phong; Tự phê bình và phê bình; Quan hệ với nhân dân; Trách nhiệm trong công tác; Ý thức tổ chức kỷ luật; Đoàn kết nội bộ. Quy định số 47-QĐ/TW ngày 1/11/2011 “Về những điều đảng viên không được làm”. Và đến nay, là Quy định số 08, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành TW về “TRÁCH NHIỆM NÊU GƯƠNG CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN, TRƯỚC HẾT LÀ ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, ỦY VIÊN BAN BÍ THƯ, ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG”

Thực hiện các Quy định này của Đảng, trong những năm qua, nhìn chung phần lớn cán bộ, đảng viên giữ vững và phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập, rèn luyện, công tác, qua đó góp phần giữ gìn vị thế, uy tín của Đảng ta trong xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên đã có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; một bộ phận quan chức sống, sinh hoạt xa hoa, không phù hợp với cuộc sống cần lao của số đông người dân; một số quan chức nuông chiều con thái quá, tạo cơ hội thuận lợi thậm chí là tác động để con được thăng quan, tiến chức một cách thần tốc. Điều đó đã làm cho không ít tấm gương của một số cán bộ đảng viên trở nên mờ đục, nhạt nhòa, thậm chí “vấy bẩn” trong con mắt người dân. Chính vậy, cũng thật dể hiểu vì sao, trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII, Đảng ta đã thi hành kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý (cả đương chức, chuyển công tác và đã nghỉ hưu), trong đó có 9 cán bộ là Ủy viên Trung  ương, nguyên Ủy viên Trung ương, khai trừ đảng 1 cán bộ là Ủy viên Trung ương - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị.

Trên địa bàn thị xã Hương Trà, trong năm 2018, có 28 đảng viên bị thi hành kỷ luật (tăng 08 trường hợp so với năm 2017), trong đó: khai trừ 04, cảnh cáo 04, khiển trách 20.

Chính vì vậy mà hai nhiệm kỳ liên tiếp gần đây, chỉ trong vòng 5 năm, Đảng ta đã hai lần ban hành các nghị quyết về xây dựng Đảng để bàn sâu về vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mà mấu chốt là vấn đề tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Trung ương 4 khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Và cũng lần đầu tiên tại Văn kiện Đại hội XII, Đảng ta đã chính thức đưa vấn đề “đạo đức” trở thành một trong bốn trụ cột trong công tác xây dựng Đảng, đó là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.

Đảng ta, như Bác Hồ từng nói, là Đảng của “con nòi” của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Để xứng đáng là “con nòi” cao quý đó, thì Đảng phải luôn tự xây dựng và chính đốn, phải có ý thức tự giáo dục, tự chấn chỉnh, tự phản tỉnh mình để tự giác, chủ động phòng ngừa, chữa trị, khắc phục những thói hư, tật xấu vốn rất dễ nảy sinh trong tư tưởng, nhận thức của một đảng cầm quyền. Trong đó, việc đề cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu phải được xác định là một trong những nội dung phương thức lãnh đạo cơ bản của Đảng ta.

Như một vấn đề tất yếu, chúng ta thấy rằng khi gia đình muốn hạnh phúc thì cha mẹ phải làm gương cho con cái. Nhà trường muốn tiến bộ thì thầy cô giáo phải làm gương cho học sinh. Tổ chức, cơ quan, đơn vị muốn vững mạnh thì tập thể lãnh đạo và cá nhân người đứng đầu phải làm gương cho nhân viên và cấp dưới. Đất nước muốn phát triển văn minh thì nhất thiết phải có đội ngũ tinh hoa giữ vai trò lãnh đạo, dẫn dắt xã hội là những tấm gương tốt đẹp soi chiếu đến muôn người, muôn nhà. Điều đơn giản ấy đã trở thành chân lý, đồng thời là một trong những quy luật tồn tại, phát triển của của xã hội nói chung, của đảng cầm quyền nói riêng.

Đảng ta xác lập, củng cố và ngày càng nâng cao vai trò lãnh đạo bằng đường lối đúng đắn; bằng sự nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên trước hết là người đứng đầu phải nêu cao trách nhiệm nêu gương từ lời nói đến hành động cụ thể, nói đi đôi với làm.

Khi khẳng định cán bộ là cái gốc của mọi công việc, thì tấm gương của cán bộ chính là “chất keo” gắn kết bảo đảm cho “cái gốc” ấy được trụ vững để phát triển ổn định, lâu dài. Đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu chính là tạo nền tảng xây dựng cái gốc đạo đức của Đảng Cộng sản Việt Nam được trong sạch, lành mạnh và đủ khả năng lan tỏa, tác động, thẩm thấu, chi phối đến sự phát triển đạo đức xã hội hài hòa, văn minh. Một khi mỗi cán bộ, đảng viên, tự giác đề cao trách nhiệm nêu gương không chỉ thể hiện lương tâm, đạo đức cao đẹp của người cộng sản, mà còn thể hiện ý thức tận tâm làm tròn bổn phận, nghĩa vụ “người chiến sĩ tiên phong” của Đảng. Qua tấm gương tốt đó, lớp trẻ sẽ tin tưởng hơn vào con đường cách mạng và quyết tâm học tập làm theo. Và một khi trên dưới đồng thuận, dân tộc đồn lòng, Đảng sẽ quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

 

Đặng Công
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy câp tổng 8.519.815
Truy câp hiện tại 2.519